Tu tập vị: Bài tụng 29:

Một phần của tài liệu 08042013150643-Duy Thuc Hoc (Trang 151 - 155)

II. Duy thức tánh.

4. Tu tập vị: Bài tụng 29:

Chánh văn: 無得不思議 是出世間智 捨二粗重故 便證得轉依

Phiên âm: Vô đắc bất tư nghị,

Thị xuất thế gian trí. Xả nhị thô trọng cố, Tiện chứng đắc chuyển y.

Việt dịch:

Trí vô sở đắc không thể nghĩ bàn. Đây là trí xuất

thế gian (vô phân biệt trí). Do xa lìa 2 món thô trọng

(phiền não chướng, sở tri chướng) mà chứng đắc 2

quả chuyển y (Bồ đề, Niết bàn).

Giải thích:

Đây là bài tụng giải thích vị tu tập. Ở các quả vị

trước, tư lương, gia hạnh, thông đạt chỉ được kể như

đã thông suốt giáo lý để chuẩn bị tu tập. Đến địa vị tu tập này, mới thật sự hạ thủ công phu tu lục độ vạn hạnh để chứng ngộ chân lý. Có thể nói tu tập vị là giai đoạn thực tế hành trì để thật sự đạt duy thức tánh.

của nó không thể nghĩ bàn.

Vô sở đắc trí, có những nghĩa:

1. Do xa lìa năng, sở thủ, không còn chỗ sở đắc:

vô đắc.

2. Diệu dụng khó lường: bất tư nghị.

3. Nhị thủ tuỳ miên là những phiền não gốc của thế gian. Trí này có thể đoạn trừ: xuất thế gian.

4. Nó, cũng gọi căn bản vô phân biệt trí. Trí thể

vô lậu, thân chứng chân như.

Đầy đủ các nghĩa trên, gọi là xuất thế trí. Vì vậy, tụng nói: “Vô đắc bất tư nghị, thị xuất thế gian trí”. Cho nên trí này có đầy đủ: 1. Về thể: nó là vô sở đắc; 2. Về dụng: nó là bất tư nghị; 3. Về tánh chất: nó là xuất thế gian.

Ở thông đạt vị chỉ mới đạt được thể mà chưa đạt được dụng. Đến tu tập vị, mới đạt được diệu dụng của vô sở đắc.

Nhị thô trọng: thô và trọng là ám chỉ 2 chủng tử

thô tháo và nặng nề, tức chủng tử của các phiền não

chướng (do mê sự) và sở tri chướng (do mê lý).

Chuyển y: chuyển có 2 nghĩa: chuyển xả và chuyển đắc. Chuyển xả 2 thô trọng; chuyển đắc Bồ đề và Niết bàn.

Hành giả nương đệ bát thức, chuyển xả 2 chướng

thô trọng để cũng từ đó chứng đắc 2 quả Bồ đề, Niết

bàn; chuyển sở tri chướng thành Bồ đề, chuyển

Tóm lại qua 4 giai đoạn của 4 bài tụng trên, nếu căn cứ vào lời văn để tìm hiểu nội dung, thì mục đích tối hậu của 4 giai đoạn tu tập theo duy thức là cầu an trú duy thức tánh. Tuy mục đích cứu cánh là vậy nhưng không ngày 1, ngày 2 mà được. Thời gian thực tập đương nhiên phải lâu và phải trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tư lương (tụng 26). Tại giai đoạn

này 2 thủ nằm nép như ngủ yên từ lâu kiếp, nay

hành giả phải lôi cổ chúng ra mà khắc phục, thì mới

mong tiến bước trên đường đạo. Đây chỉ mới là giai đoạn chuẩn bị.

Giai đoạn 2: Gia hạnh (tụng 27). Để được an trú

duy thức tánh, như ước mong ở giai đoạn 1, thì giai đoạn 2 này phải tu tập phép quán duy thức (giả lập một biểu tượng để quán). Quán như thế cho dù có đạt được một kết quả nào, thì vẫn chưa phải thật trú duy thức, vì còn thấy cái sở đắc.

Giai đoạn 3: Thông đạt (tụng 28). Đến giai đoạn

này, hành giả phải tiếp tục quán cảnh sở duyên và trí

năng duyên không còn sở đắc. Bấy giờ xả bỏ được

tướng của 2 thủ. Và như vậy, là đang an trú trong duy thức tánh.

Giai đoạn 4: Tu tập (tụng 24). Giai đoạn này trí

vô sở đắc hiển lộ, diệu dụng của trí ấy bất tư nghị,

chướng và sở tri chướng rũ sạch để chuyển đắc 2 quả Niết bàn và Bồ đề.

Bốn giai đoạn này là hạnh tu của trường phái duy thức (duy thức hạnh). Bài tụng thứ 30 sau đây, nói đến quả vị chứng đắc cứu cánh, do hạnh tu trên đây

mà thành tựu được (duy thức quả).

Một phần của tài liệu 08042013150643-Duy Thuc Hoc (Trang 151 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)