Chest Full of “Tricks”

Một phần của tài liệu BIRTHDAY-BOOKLET-for-web-sm (Trang 28 - 30)

Sư Ông thường gọi người hoằng hóa Phật pháp là Kỹ sư Phật học. Mà đã là Kỹ sư thì phải có đồ nghề và phải thành thạo cách sử dụng, trong trường hợp này là để điều phục thân tâm.

Trong cuộc sống hàng ngày của người cư sĩ, chúng con có ghi lại được vài phương cách hành trì giáo pháp, học từ những lời khai thị của Sư Ông, nên nhân dịp kỷ niệm thị sanh thứ 85 của Thầy, chúng con xin mạo muội đem ra chia sẻ cùng tăng thân khắp chốn để cúng dường và hồi hướng công đức đến vị Thầy tôn kính của chúng con.

Chủ đích của bài chia sẻ này là để giúp người đã học pháp môn Làng Mai có một “quick reference”, hơn là trình bày giáo nghĩa đạo Bụt cho người chưa từng nghe Pháp thoại của Sư Ông. Cho nên câu khai-thông thường rất ngắn gọn. Tuy ngắn nhưng xin đừng đọc lướt qua để xem câu kế tháo gỡ vấn đề nào, mà nên ngừng lại vài giây sau mỗi câu để chiêm nghiệm, vì câu tuy ngắn nhưng chất chứa nhiều pháp môn thực tập. Nếu có cách thực tập hiệu nghiệm hơn, hoặc có những vấn đề khác cần tầm từ, xin ghi

28•Như một lời tri ân

lại như một thiền phổ, một “túi đồ nghề của người Kỹ sư Phật học” để tự nhắc mình và giúp người khi cần đến. Ngưỡng mong chư thiện hữu trí thức chỉ giáo thêm cho.

1. Sư Ông thường dạy sống cho sâu sắc. Làm sao để sống cho sâu sắc?

Thân làm và tâm theo dõi cùng một việc, khi xong mới làm việc khác. Muốn tập thói quen đó thì thường tâm niệm: “Body and Mind, one thing at a time!”

2. Làm sao để tiếp xúc với Bụt ở trong ta?

Trở về tiếp xúc với hơi thở chánh niệm. 3. Làm sao để biết mình đang giữ giới?

Xem mình đang có chánh niệm khi làm việc ấy hay không. 4. Làm sao để có thói quen nói lời ái ngữ?

Soạn cho mình một Từ Điển Chuyển Ngữ “Lời dễ ghét dịch ra lời dễ thương”. Ví dụ “Chỗ anh ở là vùng khỉ ho cò gáy!” dịch ra “Nơi anh ở là chốn A Lan Nhả” – “Anh độc tài quá!” dịch thành “Anh quen quyết định một mình lắm rồi!” …. Từ điển càng dày, ta càng có nhiều vốn liếng cho nên càng quen dùng ái ngữ. Tuy vậy, cách nói dễ thương nhất là “Miệng mỉm cười, mắt nhìn từ ái và không nói gì cả, bằng lời cũng như bằng ý”.

5. Làm sao để nhớ thực tập hơi thở chánh niệm?

Khép mắt lại, nhìn xuống mũi.

6. Làm sao để tập thói quen có chánh niệm (một thói quen rất quý)?

Thường nhìn xuống mủi để thấy hơi thở vào, ra. 7. Làm sao để quen nhắc mình đưa tâm về với thân?

Thường tự hỏi “Mình đang làm gì đây?” (Cũng vậy với đang nói gì, nghĩ gì, nhìn gì, nghe gì, ngửi gì và đi đâu đây?)

8. Làm sao để giúp bạn làm việc trong chánh niệm?

Ưu ái hỏi bạn: “Anh đang làm gì đó?”

9. Làm sao thay chốt giùm cho người bạn đang cần?

Có mặt với người đó

10. Làm sao để tránh thấy rằng nỗi khổ hiện giờ của mình là do người đó tạo ra?

Thấu hiểu rằng không có một quả nào là chỉ do một nhân tạo thành.

11. Làm sao để có hạnh phúc trong hiện tại?

Lược qua vài điều kiện hạnh phúc mình đang có và thật sự có mặt với xả thọ.

12. Làm sao để không đuổi theo những điều mình nghĩ là sẽ đưa lại hạnh phúc?

Nhìn xuống thì dễ sống hơn. 13. Làm sao để phòng hộ thân tâm?

Khi đối diện với đối tượng, thở vào cho thật sâu, ra thật chậm và mỉm cười.

14. Làm sao để chấm dứt khả năng lôi kéo, hấp dẫn của ngũ dục?

Khi dục phát hiện thì không cho nó lưu hành bằng cách chú tâm vào hơi thở thật sâu, thật chậm. Nếu vẫn không thành công thì thầm niệm danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm (theo âm điệu của Làng Mai).

15. Làm sao để tinh tấn tu tập?

Trước khi ngủ, tâm niệm rằng: “I am not there yet, but today I am closer than yesterday”

16. Làm sao để ngồi thiền mà không bị trôi lăn?

Một phần của tài liệu BIRTHDAY-BOOKLET-for-web-sm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)