30•Như một lời tri ân
Thiền tập phải có đủ hai yếu tố: Chỉ và Quán. Không có Chỉ thì không Quán được (nghĩa là khó chữa trị thân tâm). Ngược lại không có Quán thì Chỉ không vững vàng (cho nên dễ bị trôi lăn). 17. Làm sao để nghe Pháp thoại theo cách thẩm thấu để lời Pháp huân
vào thân tâm?
Nghe pháp thoại là một phép thực tập, không phải là
dự một lớp học lý thuyết. Cho nên ngồi nghe pháp thoại phải như ngồi thiền, chỉ lắng nghe với lòng không thành kiến vì nghe mà đã có định kiến rồi thì không tiếp nhận lời Pháp được nữa. Nghe pháp qua lỗ tai là điều ai cũng thường làm, nhưng khi nghe một bài-pháp- sống, ta còn phải mở mắt ra để theo dõi cách diễn bày của thầy, tiếp xúc với ánh mắt của thầy, với điều thầy chép trên bảng, với cái không khí hứng khởi của lời pháp thâm sâu, với cách truyền đạt linh động, và với những dẫn chứng cụ thể của thầy. Nghe pháp sống mà ngồi nhắm mắt thì không khác nghe băng cassette. Phải nghe bằng tai, bằng mắt, và cả bằng thân (vẻ mặt thay đổi theo lời giảng), nghe để giúp cho lời nói thấm vào thân tâm. Cách nghe đó cần một định lực lớn và được gọi là nghe thẩm thấu (Emphatic listening). Cách nghe đó giúp lời pháp thấm qua từng tế bào của ta, và vì tàng thức ta nằm ngay trong từng tế bào của cơ thể ta, cho nên ngay lúc thẩm thấu đó lời Pháp đi thẳng vào tàng thức, giúp ta huân tập lời pháp, làm cho lời pháp biến thành một phần của thân tâm ta. Tạo dịp cho lời pháp huân vào từng tế bào, dù chỉ một lời, là tạo cơ hội để lời pháp đánh động những hạt giống tích cực (để vun bón) cũng như tiêu cực (để chuyển hóa) ngay trong lúc ngồi nghe. Ðó là một cơ hội chuyển y (một đột biến chuyển hóa ngay trong tâm thức) của người thính pháp. Còn với người nói pháp, một vị thầy giỏi là người chỉ cần nhìn vào ánh
mắt của học trò là biết ngay người đó có hiểu hay không! Ðứng trên bục giảng, nhìn ánh mắt bừng sáng của người học trò vì người đó cảm nhận được lời giảng, thì không còn hạnh phúc nào lớn hơn cho thầy trong buổi dạy! Nhờ những cảm xúc đó, thầy sẽ giảng hay hơn, sẽ có nhiều khả năng truyền đạt tuệ giác của mình hơn. Và cũng ngay cái giây phút ánh mắt giao tiếp đó, thầy lấy cái tâm giác ngộ của mình mà ấn chứng rằng tâm của người đệ tử cũng đã được giác ngộ, nghĩa là cả thầy lẫn trò đã cùng tạo cơ hội để việc Truyền Tâm Ấn xảy ra!
Sống cạnh thầy, có lẽ đây là giây phút quý báu nhất của đời người đệ tử xuất gia cũng như tại gia.
Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương
Anh chị Hoàng Khôi - pháp hiệu Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương - là hai Giáo thọ của Làng Mai, hiện sinh hoạt cùng tăng thân Sen Búp tại Sydney, Úc Châu. Hai anh chị đã giúp Sư Ông nhuận sắc những cuốn sách như Hạnh phúc: Mộng và Thực; Sen Nở Trời Phương Ngoại; Bồ Tát tại gia, Bồ Tát xuất gia; Sống chung An lạc; Hiệu lực Cầu nguyện; Truyền thống sinh động Thiền tập Phật giáo.