Cao Đài huyền nhiệm, vĩnh cửu thì phải triệt thoái những ý thức sai biệt, yêu ghét, thân thù, phiền não, kinh cụ, để Thần được linh hoạt mà đem Khí Thể Tiên Thiên, tinh hoa Lưỡng Cực xây đắp nên ngôi Cao Đài nội tại của chư đệ muội được.” Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tuất thời, 29-3 Mậu Ngọ.
người. Âm Dương, Thần Khí hiệp nhất là Thiên Nhãn trong mỗi con người.
Thiên Nhãn là Tâm của Trời mà cũng là Tâm của con người. Trời gọi là Thiên Tâm, Người gọi là Chơn Tâm. Gọi là “Chơn” để phân biệt với chữ “Thiên” của Trời, chớ thật sự Thiên Tâm là Chơn Tâm, mà Chơn Tâm và Thiên Tâm đều là Tâm của Thượng Đế trong Càn Khôn vạn vật.
3.2. Thiên Nhãn là Chơn Tâm
Nhãn thị chủ tâm: Là cái thấy, nhìn, biết,… của lục căn con người. Tôi nhìn thấy, tôi nghe thấy, tôi ngửi thấy, tôi nếm thấy, tôi sờ thấy, tôi cảm thấy đều do Chơn Tâm chủ sử.
Lục căn – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (chơn ý) – khi chưa có ý thức xen vào thì là cái nhìn, cái nghe, cái thấy của tự tánh Chơn Tâm, do Chơn Ý chủ động nên chưa có dục vọng xen vào; thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe (Thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn), thấy sắc không ham, nghe tiếng không đắm. Tâm không phân biệt ta, người thì tâm không động. Tâm không động là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì tâm, tánh đều không. Tâm tánh đều không thì Thần minh xuất hiện. Thần minh là sự sáng của Tâm con người. Sự sáng là Minh, “Con Người” là ngôi Hoàng Cực, là Ngôi Ba trong Tam Cực – Vô Cực, Thái Cực, Hoàng Cực – nên ánh sáng nội tại của con người gọi là Minh Hoàng Cực1.
1 Đạo Học Chỉ Nam, chương 3, tiết 3, mục 3: “Minh khởi thỉ là Minh Thái Cực; Minh hoàn nguyên là Minh Hoàng Cực”; “Hoàng Cực là một thể tổng Cực; Minh hoàn nguyên là Minh Hoàng Cực”; “Hoàng Cực là một thể tổng hợp, con đường quy căn phục mạng, chứng nhập chơn lý (…)”
Minh Hoàng Cực là sự hòa hợp của hai năng lực Âm Dương, Thần Khí trong con người. Âm Dương, Thần Khí là lưỡng quang của con người. Thế nên:
Lưỡng quang chủ tể (Minh Hoàng Cực): Là ánh sáng Tiểu Linh Quang của con người phát sinh khi Tâm thanh tịnh, Thần Khí hiệp nhứt.
“Tâm thức lặng lẽ, sẽ phát hiện Linh Quang. Linh Quang là Thượng Đế nội tại.”1
Quang thị Thần: Linh Quang đó là Nguyên Thần, là điểm Tiên Thiên mà Thượng Đế ban cho mỗi con người khi sanh vào trần thế tu học, tiến hóa và trở về cùng Thượng Đế (Minh Hoàn Nguyên).
“Cõi hậu thiên thân sanh vào đó,
Điểm Tiên Thiên sẵn có nơi thân, Là Mầm Sống, là Nguyên Thần, Là Trời, là Đạo, là Nhân của Người”2
Thần thị Thiên: Thần là Trời, điểm Nguyên Thần, ấy là Thiên Tâm, là Phật Tánh, là Thái Cực của mỗi con người.
Thiên giả Ngã dã: Trời là Ta; Ta là con Trời, là Tạo Hóa trong Tạo Hóa. Cái Ta bản ngã của con người, khi lìa vọng niệm, giữ tâm thanh tịnh, không chấp ta, chấp người, không tâm, không cảnh, thì cái Ta bản ngã đó cũng chính là cái Ta Thiên Tánh, Phật Tánh.