Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn; Vĩnh Nguyên Tự, Tuất thời, 30-3 Quý Sửu.

Một phần của tài liệu Chương 1 - Cao Đài và Đại Đạo (Trang 55 - 57)

Sửu.

3 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 25 Février 1926; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1, tr.12. Q.1, tr.12.

“Thầy đến đặng hoàn nguyên Chơn thần cho các con đắc đạo.”1

2.2. Sự thiết lập Quyền Pháp trong Hội Thánh Cao Đài

Buổi sơ khai của Đạo, khi Đức Chí Tôn ban Pháp Chánh Truyền để lập Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Quyền pháp đã được Ngài đặt để một cách hết sức tinh nghiêm giữa Tam Đài, giữa các chức sắc, và rất mực thượng tôn mục đích phổ độ vị nhân sanh.

Quyền Pháp giữa Tam Đài. Bát Quái, Hiệp Thiên và Cửu Trùng, mỗi Đài đều có Quyền Pháp trong lãnh vực đảm trách. Nhưng Quyền Pháp của Hiệp Thiên Đài đặc biệt điển hình cho công năng vận hành Đạo pháp từ Bát Quái Đài để tác động vào đối tượng Cửu Trùng Đài, rồi đến lượt đối tượng thi hành sứ mạng chuyển hóa nhân sanh và sau cùng trở về hiệp nhứt với Bát Quái Đài sau khi thành đạo. Nên Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã xác định vai trò Quyền Pháp trung gian hệ trọng của Hiệp Thiên Đài rằng:

“Hiệp Thiên Đài nắm giữ Quyền Pháp, mới đưa Cửu Trùng Đài vào Bát Quái, chuyển lý hành tàng của Bát Quái vào Cửu Trùng.”2

Vai trò tối yếu ấy của Hiệp Thiên Đài không phải chỉ do quyền hạn của chức sắc Hiệp Thiên Đài tại thế gian mà có, nhưng bởi:

1 Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; 25 Février 1926; Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Q.1, tr.12. Q.1, tr.12.

“Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn.”1

Điều đó cho thấy Quyền Pháp dù cao trọng đến đâu cũng là sự thọ nhận chấp trì thượng lệnh, đồng thời thi thố quyền năng pháp độ thực hiện sứ mạng, chứ không phải đơn phương tự phát.

Quyền Pháp giữa các chức sắc Hội Thánh. Có thể chọn Quyền Pháp của Đầu Sư làm điển hình. Theo Pháp Chánh Truyền, Đầu Sư là người “đặng quyền thay mặt cho Giáo Tông và Hộ Pháp trước mặt nhơn sanh”2 để “cai trị phần đạo và phần đời của chư môn đệ Chí Tôn”3. Nhưng Đầu Sư “chẳng đặng phép tự ý riêng mình mà thi thố điều chi không có lịnh của Giáo Tông và Hộ Pháp truyền dạy.”4 Ý nghĩa của Quyền Pháp càng nổi bật qua hai khoản quan trọng trong Pháp Chánh Truyền đối với quyền hành của Đầu Sư:

“Chúng nó [Đầu Sư]5 phải tuân mạng lịnh của Giáo Tông, làm y như luật lệ của Giáo Tông truyền dạy.”6

Một phần của tài liệu Chương 1 - Cao Đài và Đại Đạo (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)