NGHĨA TỔNG QUÁT CỦA QUYỀN PHÁP

Một phần của tài liệu Chương 1 - Cao Đài và Đại Đạo (Trang 50 - 52)

1.1. Định nghĩa

Quyền là năng lực của một chủ thể có đủ điều kiện tác động vào một hay nhiều đối tượng là thực thể, vật loại, tổ chức, tập thể hay cá nhân con người.

Pháp là trật tự, quy luật, cơ chế, theo đó chủ thể lẫn đối tượng phải tuân thủ để vận động đạt đến cứu cánh.

Quyền Pháp, theo nghĩa phổ quát nhất, là động năng hay tiềm năng siêu nhiên bất diệt ở trong bất cứ chủ thể nào trong vũ trụ, đang vận động điều khiển, điều hòa sự sanh hóa và điều độ sự tiến hóa của vạn vật.

Như thế, Quyền Pháp là đạo lý, là nguyên lý, theo đó mọi vật loại đã được đặt định để hoàn thành một sứ mạng.

Quyền Pháp là Đạo, vì Quyền Pháp vận hành theo Thiên cơ.

Đối với vũ trụ trước thời tạo Thiên lập Địa, “điểm Quyền Pháp được chứa đựng (trong Vô Cực) là ngôi Thái Cực, là Thầy.”1“Đại Từ Phụ nắm Quyền Pháp mới chuyển cơ sanh hóa vạn vật vũ trụ”2, để vũ trụ từ Bản thể tiềm ẩn chuyển thành thực tại sinh động biến hóa không ngừng.

“Chính Quyền Pháp nằm trong sở vật thực tại chuyển biến và hóa sinh vạn loại. Cũng chính nhờ đó mà không vật nào biến mất, và cũng không có gì là tân tạo.”3

1 Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.

2 Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.

Đối với bản thân con người, “điểm Quyền Pháp là linh hồn. Nhờ đó mà (con người) sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được.”1

Đối với tha nhân, “Quyền Pháp đạo không là điều cai trị. Quyền Pháp đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị để tiến hóa.”2

Đối với tôn giáo, Quyền Pháp là nhân tố “thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể đạo cứu thế.”3

Tóm lại:

“Quyền Pháp là Cơ, là Lý, là phương định đưa tuyệt đối vào sở vật tương đối, chuyển vô thường giả tạm vào siêu nhiên bất diệt.”4

“Sở vật thực tại được tạo thành và biến sanh đều do Quyền Pháp.”5

1.2. Những đặc điểm của Quyền Pháp

Quyền Pháp là công năng của Đạo mà chủ thể được phú bẩm như sự sống của vạn vật, hay được trao phó như sứ mạng của một nhân vật.

Đối với Đức Chí Tôn, Ngài là Đấng Chúa tể Càn Khôn, quyền của Ngài là tuyệt đối, nhưng Quyền Pháp cứu độ của Ngài cũng đặt ở trọng điểm Thiên nhân hiệp nhất:

“Cao Đài, chỗ Thiên nhơn hiệp nhứt,

1 Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.

2 Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.

3 Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.

4 Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Thánh Giáo Sưu Tập 1968-1969, tr.88-89.

Tá danh, hầu cứu vớt vạn linh.”1

Quyền Pháp luôn luôn đi đôi với sứ mạng của chủ thể. Có sứ mạng, đương nhiên có Quyền Pháp. Ngược lại, Quyền Pháp được ban trao mỗi khi sứ mạng được đặt để.

Một phần của tài liệu Chương 1 - Cao Đài và Đại Đạo (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)