- Giáo dục: Trong thời gian qua, mạng lưới trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển ổn định, hiện trên địa bàn huyện có
3.6. Tiêu chí sản xuất
a) Yêu cầu của tiêu chí
Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí
Giai đoạn 2011-2019, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng sản phẩm; nâng cao lơi thế cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất như Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại,…
Trên cơ sở quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và của huyện đến năm 2020. Trên địa bàn huyện đã hình thành được các vùng sản xuất
31
trồng trọt tập trung đối với các cây trồng chủ lực, có lợi thế của huyện, mang lại hiêu quả kinh tế cao: lúa (10.900ha), bắp (2.320ha) rau màu (1.773ha), nhãn xuồng cơm vàng (90ha), mãng cầu ta (283ha). Về chăn nuôi: Quy mô đàn trâu, bò 15.716 con; đàn heo 54.000 con; đàn gia cầm: 1,8 triệu con. Về thủy sản: Hiện nay, diện tích các khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên trên địa bàn huyện trên 809ha. Toàn huyện có 22 trang trại chăn nuôi heo, gà, vịt áp dụng công nghệ cao, xử lý, kiểm soát và sử dụng có hiệu quả chất thải chăn nuôi.
Triển khai thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, qua 02 năm huyện đã hỗ trợ các hộ dân đầu tư các mô hình sản xuất nông nghiệp sử dụng giống cây trồng năng suất cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến như: Mô hình trồng thâm canh nhãn xuồng cơm vàng (14,8ha), trồng mãng cầu ta (4,0ha), hỗ trợ giàn leo trồng cây khoai mài (4.450m2) và mô hình trồng măng tây với diện tích 1.000m2, mô hình giống lúa năng suất cao (10ha); hỗ trợ 02 nhà màng trồng rau và hoa; hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho 03 mô hình rau, nhãn, mãng cầu; đầu tư 04 mô hình hệ thống tưới tự động cho rau. Trong đó, có các mô hình hiện đang mang lại hiệu quả cao như: Trồng măng tây tại xã Long Mỹ, trồng khoai mài tại xã Phước Hội.
Ngoài việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, huyện đã chú trọng xây dựng, phát triển và bước đầu hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng như: Hợp đồng cung cấp rau với Công ty TNHH Sao Mai của HTX Nông nghiệp hữu cơ Long Mỹ, Hợp đồng cung cấp và tiêu thụ trái cây của HTX Nông nghiệp – Thương mại – Dịch vụ Long Tân với siêu thị CoopMart.
Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đã được phê duyệt, việc đẩy mạnh áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng, từ đó thu nhập của người dân cũng được tăng lên. Kết quả: Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) tăng từ 1.509,11 tỷ đồng (năm 2011) lên 2.458,73 tỷ đồng (năm 2019); giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành từ 1.837,55 tỷ đồng (năm 2011) lên 4.698,76 tỷ đồng (năm 2019).
c) Tự đánh giá: Đạt