VI. KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2020 –
4. Giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mớ
Căn cứ vào mục tiêu đề ra, huyện đề ra một số nội dung, giải pháp chủ yếu nâng chất các tiêu chí nông thôn mới như sau:
4.1. Công tác tuyên truyền, vận động
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, thiết thực, đủ sức thuyết phục mọi người tiếp tục chung tay, góp sức xây dựng và phát triển nông thôn mới. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động cũng như vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới. Nhân rộng những cách làm hay, những gương người tốt, việc tốt trong xây dựng nông thôn mới để tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội, góp phần vào thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên toàn huyện.
4.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý điều hành của chính quyền từ huyện đến xã, ấp quản lý điều hành của chính quyền từ huyện đến xã, ấp
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu, đồng thời huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự
43
thành công của chương trình. Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, các phòng, ngành, các đoàn thể có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, tăng cường đi cơ sở để tháo gỡ khó khăn và chỉ đạo việc thực hiện. Đặc biệt tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho 06 xã: Long Tân, Lộc An, Phước Long Thọ, Láng Dài, Long Mỹ, Phước Hội triển khai thực hiện thắng lợi kế hoạch xây dựng xã NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
4.3. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống vật chất của người dân đời sống vật chất của người dân
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng; trong đó, chú ý phát triển mở rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, nhằm ổn định thị trường, phát triển sản xuất bền vững.
- Triển khai thực hiện tốt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, hình thành các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, với cơ cấu sản xuất hiệu quả, có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Triển khai Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Phước Hội.
- Tiếp tục đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, nhất là các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, gắn với liên kết nông dân - nông dân và liên kết nông dân - doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, từng bước xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản của huyện, đảm bảo chất lượng, có quy mô sản phẩm lớn, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển sản xuất tập trung theo quy trình GAP, gắn với công nghệ chế biến, bảo quản đáp ứng với yêu cầu của sản xuất; cải tiến kỹ thuật, nhất là về giống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác. Từng bước xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa sạch phục vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Tiếp tục vận động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua và chế biến nông sản, phát triển thương mại dịch vụ nông thôn và đầu tư phát
44
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.
- Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác khuyến nông trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự tham gia của Nhà nước và doanh nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng và tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
- Tập trung đánh giá và lựa chọn đúng sản phẩm lợi thế gắn với hình thành, xây dựng hệ thống sản xuất phù hợp, qua đó thúc đẩy liên kết sản xuất do chính nhân dân làm chủ quản lý, công nghệ, sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị... trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
4.4. Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ và quy mô hơn bộ và quy mô hơn
- Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn thông suốt để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân.
- Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới điện nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển điện phục vụ các khu sản xuất tập trung.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia; củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non.
- Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở; nâng cấp Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế các xã, thị trấn; kêu gọi xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Từng bước nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất văn hóa gắn với hoàn thiện tổ chức, đào tạo cán bộ, chính sách chế độ và nâng cao trình độ nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hoạt động;
- Tăng cường đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương (đặc biệt là kênh mương nội đồng).
4.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nghề cho lao động nông thôn
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đạt chuẩn quốc gia; mở rộng diện tích đất các trường còn thiếu quỹ đất, xây dựng thêm các phòng học, phòng chức năng theo hướng đạt chuẩn; quan tâm đầu tư sân chơi, bãi tập ở các điểm trường; bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học, trồng thêm cây xanh, hoa kiểng
45
trong khuôn viên các trường. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia và nâng chất các trường đạt chuẩn quốc gia từ mức độ 1 lên mức độ 2; đầu tư các trường điển hình đổi mới ở các cấp học. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; bổ sung giáo viên các trường còn thiếu, đặc biệt ở cấp học mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; bồi dưỡng giáo viên để thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp; tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương… Đổi mới phong cách, nâng cao thái độ phục vụ người bệnh; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. Tăng cường luân phiên bác sĩ giữa huyện và xã nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại xã.
- Giữ vững Trung tâm y tế huyện đạt tiêu chuẩn hạng 3 và duy trì 8/8 Trạm Y tế xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh công tác truyền thông kiến thức phòng và chữa bệnh để cộng đồng biết cách tự phòng bệnh, đề phòng ngộ độc thực phẩm và tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Kiện toàn bộ máy tổ chức và trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở và Trung tâm Y tế huyện để thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu y tế - dân số và chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục duy trì và mở rộng phạm vi tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 05 tuổi.
- Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, duy trì các xã đạt chuẩn xã Văn hóa NTM; duy trì thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đảm bảo nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề gắn với thị trường sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn, đảm bảo lao động được đào tạo có việc làm ổn định. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể ở các địa phương về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng cường tuyên truyền để thu hút lao
46
động nông thôn chuyển đổi ngành nghề đến làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp.
4.6. Chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, tập trung chỉnh trang nông thôn theo hướng NTM nâng cao trang nông thôn theo hướng NTM nâng cao
- Tiếp tục duy trì phối hợp các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà ở, không vứt rác bừa bãi, trồng và chăm sóc cây xanh, hoa kiểng các tuyến đường, nơi công cộng và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải tập trung tại các xã, trên cơ sở xây dựng và nhân rộng các mô hình xử lý rác thải phù hợp với điều kiện của từng xã; phát động rộng rãi phong trào “nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”. Cải tạo, phát triển nhanh cảnh quan, môi trường nông thôn xanh sạch đẹp, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao hưởng thụ cho người dân vùng nông thôn.
4.7. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước lực của bộ máy quản lý nhà nước
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền trong công tác xây dựng NTM, phát huy tốt vai trò của UBMTTQVN, đoàn thể trong công tác vận động tuyên truyền nhân dân tham gia thực hiện công tác nâng chất các tiêu chí xây dựng NTM.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính, để nhận được ủng hộ và phát huy vai trò chủ thể của người dân.
- Củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn; tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã; củng cố, kiện toàn Văn phòng Điều phối NTM cấp huyện; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách NTM cho cấp xã theo quy định của Trung ương và tỉnh.
4.8. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
- Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, huy động sức mạnh toàn dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Xây dựng 6/6 xã là địa bàn có an ninh chính trị được giữ vững, không để xảy ra khiếu kiện đông người; giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; xây dựng lực lượng công an và dân quân tự vệ vững mạnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc duy trì các chế độ trực, lực lượng trực ở các đơn vị cơ sở. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác xây dựng lực lượng trinh sát với
47
việc tổ chức lực lượng dân quân nắm hộ dân, để từ đó phối hợp với các ngành chức năng của huyện, nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc xử lý tình huống bất trắc, không để xảy ra bất ngờ, bị động.