8. Cấu trúc của đề tài
3.2.2. Tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ hoạt động để trẻ thuận lợi tiếp thu những nội dung
những nội dung hình thành thói quen vệ sinh.
• Môi trường vật chất:
Trong lớp học, nên sắp xếp, trang trí đồ dùng đồ chơi khoa học, an toàn, đẹp mắt, phù hợp với chế độ sinh hoạt và học tập của trẻ. Trang trí lớp bằng bàn tay cô giáo, làm thêm các loại đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu tự nhiên, các vật liệu tái chế... nhằm thu hút sự chú ý và hào hứng của trẻ.
Trẻ ở độ tuổi này khó có thể nhớ được tất cả tên các góc chơi, nhưng trẻ có khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh rất tốt, vì vậy tôi muốn thông qua các hình ảnh thu hút, bắt mắt, gây sự chú ý của trẻ để trẻ nhớ được những đồ dùng đồ chơi này thường được bày ở vị trí nào, từ đó trẻ sẽ có thể cất đồ dùng đồ chơi sau khi chơi đúng vị trí.
Nên tiến hành trang trí khu vực vệ sinh đẹp mắt với đầy đủ các đồ dùng phục vụ vệ sinh: Xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh, khăn lau tay, chậu rửa, bàn chải... và luôn được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, tiện sử dụng. Để có thể chăm sóc vệ sinh cho trẻ được kịp thời và thuận tiện.
• Môi trường tinh thần:
Xây dựng môi trường tinh thần tại lớp học với 3 tiêu chí: Yêu thương, an toàn, tôn trọng trẻ.
- Cô yêu thương trẻ, luôn vui vẻ, niềm nở và ân cần với trẻ.
- Tạo môi trường an toàn về thể chất lẫn tâm lý cho trẻ. Trong một ngày làm việc không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, căng thẳng nhưng cô giáo phải luôn giữ bình tĩnh để giải quyết các tình huống, các vấn đề một cách văn minh, khoa học và mang tính giáo dục tốt nhất.
- Luôn luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến của trẻ và đối xử công bằng với trẻ, từ đó đáp ứng kịp thời những mong muốn chính đáng của các con.
Mục đích của nội dung này là để trẻ cảm thấy lớp học là một môi trường cực kì thoải mái, khiến trẻ an tâm, tin tưởng và sẵn sàng đón nhận những nếp vệ sinh sinh hoạt cô đưa ra và thực hiện một cách tích cực.