8. Cấu trúc của đề tài
3.2.6. Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Hàng ngày trẻ chỉ sinh hoạt ở trường mầm non với thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình. Vì thế, nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tác động đến trẻ một cách đồng bộ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, hình thành hành vi văn hoá vệ sinh cho trẻ.
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm bắt được tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Trao đổi thường xuyên với gia đình trong thời gian đón và trả trẻ. Có thể sử dụng các biện pháp trao đổi như: thông báo, trao đổi nhanh cho gia đình biết tình hình của trẻ ở lớp và qua gia đình có thể nắm được hành vi của trẻ ở nhà. Từ đó, tìm ra biện pháp tác động đến trẻ có hiệu quả; tìm hiểu điều kiện sống của trẻ ở nhà và giúp gia đình cải thiện điều kiện sống của trẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu giáo dục.
Tổ chức các cuộc họp với cha mẹ trẻ vào các kì họp đầu năm, giữa năm, cuối năm nhằm: trao đổi với gia đình về nội dung, biện pháp giáo dục trẻ ở trường, các yêu cầu đối
với trẻ; thông báo tình hình giáo dục của trẻ và cùng thảo luận để tìm ra biện pháp khắc phục; định hướng những nội dung giáo dục tiếp theo. Vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động tuyên truyền như: vẽ tranh, sáng tác thơ, nhạc, câu chuyện có nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ.
Xây dựng góc tuyên truyền của nhà trường và ở các lớp. Đây là kênh thông tin giúp cha mẹ trẻ nắm bắt nhanh trong thời gian đón và trả trẻ. Cô giáo cần đưa các nội dung tuyên truyền phong phú, phải thay đổi thường xuyên phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ. Thực hiện khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mô hình đi kèm với nội dung tuyên truyền giáo dục vệ sinh cho trẻ.
Hướng dẫn cho phụ huynh các thao tác vệ sinh cá nhân cho trẻ để phụ huynh biết kết hợp hướng dẫn hằng ngày để rèn thói quen cho trẻ như: đánh răng, rửa mặt, rửa tay đúng cách vào các thời điểm trong ngày, biết lau mặt đúng quy trình. Vì đối với trẻ nhà trẻ công tác giáo dục vệ sinh lấy việc giáo dục thói quen làm mục tiêu chủ yếu. Đồng thời, trong quá trình hình thành thói quen phải tường bước nâng cao nhận thức và giúp trẻ thực hành đúng yêu cầu vệ sinh, từ đó hoàn thiện kỹ năng sống cho trẻ.
Cha mẹ thực hiện vệ sinh như một tấm gương để bắt chước, đồng thời động viên khích lệ trẻ làm những công việc vừa sức: xúc miệng, lau mặt, tự đi vệ sinh hoặc khi nói ra nhu cầu khi muốn đi vệ sinh, đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, … (có sự giúp đỡ của cha mẹ khi con gặp khó khăn).
Vận động cha mẹ trẻ phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường để nắm bắt được tình hình để cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn.
Ngoài ra, cần có đủ đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phương tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Lứa tuổi nhà trẻ là lứa tuổi nhỏ nhất trong trường mầm non, cơ thể chưa thực sự cứng cáp và sức đề kháng còn yếu. Đồng thời, việc mới tập đi học lại là một thách thức nữa với trẻ khi thay đổi môi trường, nếp sinh hoạt, thay đổi thời tiết, khí hậu… Việc trẻ dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công là rất khó tránh khỏi nhất là trước tình hình dịch dịch bệnh Covid – 19 đang bùng phát trở lại rất phức tạp, trong giai đoạn hiện nay.
Việc hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh cơ bản không chỉ giúp trẻ có được một cơ thể sạch sẽ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống chọi với dịch bệnh, dễ dàng thích nghi với môi trường, mà còn tạo ra thói quen sinh hoạt văn minh, giúp trẻ tự tin trong mọi hoàn cảnh. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng vệ sinh – kĩ năng sống cho trẻ, tuy chỉ là những điều rất đơn giản, gần gũi, nhưng lại thực sự cần thiết cho trẻ, phù hợp với độ tuổi của trẻ và nhu cầu thực tiễn của cuộc sống.
Để công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ được mang lại kết quả cao thì người giáo viên mầm non cần phải:
- Linh hoạt, sáng tạo, tận dụng những điều kiện có sẵn để tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục phù hợp với trẻ.
- Giáo viên luôn không ngừng tự học hỏi, tìm hiểu và tự rèn luyện để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh để trở thành tấm gương sáng cho trẻ học tập là noi theo.
- Giáo viên cần hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, cô phải tự học tập, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách thuần thục để có thể dạy trẻ tốt hơn.
- Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo phải dành nhiều thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
- Giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trong ngày. Vệ sinh cá nhân cho trẻ không chỉ hướng dẫn cho trẻ thôi mà phải biết lồng ghép các phương pháp để trẻ dễ tiếp thu nhanh và nhớ lâu.
- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng nhiều cách. Để phụ huynh có thể nắm bắt được tình hình, có kiến thức để giáo dục trẻ trong vệ sinh cá nhân tốt hơn.
Tóm lại: Việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ là cả một quá trình chứ không phải một sớm một chiều mà hình thành được. Vì vậy mà giáo viên và gia đình phải nghiêm túc và kiên trì thực hiện thì mới mang lại kết quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Th.S Lê Thị Hoa Mai (Chủ biên) (2008), Vệ sinh dinh dưỡng, Nxb Giáo dục Việt Nam.
2.Th.S Trịnh Thị Hiếu – Th.S Nguyễn Thị Khuyên (2020), Giáo dục học Mầm non 1. 3.Hoàng Thị Phương (2013), Vệ sinh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4.Hoàng Thị Phương (2011), Phương pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5.Th.S Nguyễn Văn Thu (Chủ biên), (2018), Sự học và sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Huế.
6.Trần Trọng Thủy, Trần Duy (1998), “Giải phẫu sinh lý và vệ sinh phòng bệnh trẻ em”, Nxb Giáo dục.
7.Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8.Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Để giúp em có thể hiểu hơn về thực trạng công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tại trường mầm non Thuận Hòa, xin cô vui lòng cho ý kiến của mình về các vấn đề sau. Nếu đồng ý cô hãy đánh dấu x vào ô
1. Theo cô, việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng có cần thiết không?
A.Rất cần thiết
B. Cần thiết
C. Không cần thiết
2. Tại sao cô nghĩ việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng là cần/không cần thiết?
... ... 3. Theo cô những việc làm nào dưới đây là quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục
vệ sinh cá nhân cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng?
Nội dung Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Vệ sinh mặt Vệ sinh tay
Vệ sinh bộ phận sinh dục, tiết niệu Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh tai – mũi – họng Vệ sinh tóc, móng tay Vệ sinh mắt
Vệ sinh trang phục
4. Cô đã thực hiện các nội dung như thế nào trong công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi?
Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ