TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HẢI SẢN QUÝ I/

Một phần của tài liệu Bao cao Quy I_TV (Trang 36 - 37)

VÀ XUẤT KHẨU HẢI SẢN QUÝ I/2012

Nhận định chung:

Quý I/2012, XK hải sản của cả nước đạt khoảng 462,636 triệu USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng khai thác trong quý I tăng nhờ thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, DN XK hải sản vẫn phải đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu, nhất là các mặt hàng XK chính như cá ngừ và mực, bạch tuộc, trong khi các chi phí đầu vào cùng các chi phí từ các chính sách bất cập trong sản xuất và XK làm tăng thêm gánh nặng cho DN.

Dưới đây là 10 nhận định cơ bản về tình hình sản xuất và XK hải sản trong quý I/2012:

1. Sản lượng khai thác tăng, nhưng vẫn thiếu nguyên liệu cho chế biến XK

- Quý I/2012, tổng sản lượng khai thác thủy sản cả nước đạt khoảng 630 nghìn tấn, trong đó, khai thác hải sản đạt 585 nghìn tấn, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái và khai thác nội địa đạt 45 nghìn tấn tương đương với quý I/2011. Nguyên nhân: thời tiết thuận lợi, ngư dân khai thác hiệu quả.

- Trong quý I, sản lượng khai thác thủy sản của các tỉnh miền Trung tăng so với cùng kỳ năm 2011, chủ yếu do nguồn lợi cá nổi xuất hiện nhiều như cá thu, cá nục, cá chim, cá chuồn, cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung, đặc biệt là ruốc biển và cá cơm xuất hiện nhiều với mật độ dày tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân khai thác hiệu quả. Sản lượng mực, bạch tuộc vẫn thấp.

- Thời tiết thuận lợi, nguồn cung nghêu nuôi trong quý I cũng ổn định, chưa xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt như năm 2011.

Sản lượng khai thác tăng nhưng nguyên liệu cho chế biến XK vẫn thiếu vì chất lượng sau thu hoạch kém. Tổn thất sau thu hoạch đối với hải sản khai thác ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, trên 20% sản lượng, thậm chí lên đến 30% đối với tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối. Với sản lượng khai thác trên 2 triệu tấn, mỗi năm cả nước mất khoảng 400 ngàn tấn hải sản. Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm khai thác được có sự thay đổi theo hướng các loài có giá trị kinh tế cao, phù hợp cho XK ngày càng ít, thay vào đó là sản lượng cá tạp tăng lên, do ngư trường khai thác cạn kiệt, khả năng và điều kiện đánh bắt xa bờ rất hạn chế (tàu nhỏ, không có vốn, chi phí xăng, dầu, nhân công tăng...)

2. Thiếu vốn cho ngư dân và DN chế biến XK

- Hiện đang có quá nhiều rào cản để nông, ngư dân tiếp cận vay vốn ngân hàng cho việc nâng cấp, đổi mới tàu thuyền và các trang thiết bị để bảo quản thủy sản sau khai thác, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định (Quyết định 63/2010/QĐ-TTg, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg) nhằm hỗ trợ nông, ngư dân, các cơ sở sản xuất máy móc trong nước. Lý do muốn vay vốn ngân hàng yêu cầu phải có thế chấp, trong khi ngư dân đã thế chấp tài sản để vay

vốn đóng tàu

- Lãi suất cho vay cao, trong khi bối cảnh thị trường trong nước và nước ngoài khó khăn khiến vòng quay vốn chậm, nhiều DN rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng cho việc thu mua nguyên liệu và đầu tư sản xuất và cho cả hoạt động NK nguyên liệu để chế biến XK.

3. Nhiều thủ tục làm tăng chi phí cho DN hải sản

- 3 tháng đầu năm chi phí đầu vào cho sản xuất thủy sản ước tính đã tăng từ 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái, giá nguyên liệu cũng tăng từ 5-10%.

- Bên cạnh đó, DN thủy sản còn chịu áp lực bởi các thủ tục và các chi phí khác như:

+ Phí kiểm dịch thú y với lô hàng nhập khẩu tăng 300% theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC (TT04) của Bộ Tài chính;

+ Giá cước vận tải biển tăng rất cao (gần gấp đôi) với mức tăng từ 640 USD lên 1.200 USD/ containơ 20 feet chỉ trong vòng 3 tháng;

+ Việc áp thuế bảo vệ môi trường đối với bao PE bao gói hàng XK làm tăng gấp đôi chi phí bao gói sản phẩm thủy sản XK từ mức 0,1 USD/kg sản phẩm hiện nay.

+ Chi phí công đoàn trích từ 2% quỹ lương.

+ Các chi phí không hợp lý cho khâu kiểm soát ATTP thủy sản XK...

Tất cả những chi phí do chính sách và thủ tục của các cơ quan quản lý đang làm cho sản phẩm hải sản Việt Nam mất ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

4. NK hải sản tăng, trong đó các loại cá biển (trừ cá ngừ) chiếm 40%

- 3 tháng đầu năm 2012, NK hải sản của cả nước đạt hơn 100 triệu USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý này, các DN XK hải sản Việt Nam tiếp tục NK nhiều cá các loại (thuộc mã HS 0301 đến 0305, 1604 (trừ cá ngừ, cá tra), cá ngừ (thuộc mã HS 03 và 16)... Trong đó, tăng cường NK mực, bạch tuộc, tôm hùm giống, tôm hùm tươi sống...

- Nổi bật là đầu năm 2012, các DN XK hải sản tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa tăng lượng NK mực lên gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, DN tại Cà Mau, Kiên Giang lại NK ít hơn, riêng DN tại Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh NK mực nang.

Một phần của tài liệu Bao cao Quy I_TV (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)