TRƯƠNG THỊ THÙY NGA
nghiệp CNTT trên cả nước. Vì vậy, chỉ số Vietnam ICT Index được các bộ, ngành, địa phương mong đợi và đánh giá cao.
Đối với khối bộ, ngành, địa phương, Báo cáo Vietnam ICT Index năm 2020 được xây dựng dựa trên hệ thống chỉ số EGDI của Liên hợp quốc, với 4 thành phần chính là hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, ứng dụng nội bộ và dịch vụ công trực tuyến. Báo cáo Vietnam ICT Index năm 2020 đánh giá toàn diện tình hình phát triển của bộ, ngành, địa phương; trong đó, hạ tầng kỹ thuật và nhân lực không chỉ của riêng cơ quan nhà nước mà còn của cả xã hội.
Sau những nỗ lực, cố gắng của chính quyền trong việc phát triển và ứng dụng CNTT, năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã vươn lên đứng thứ 8/63 tỉnh/thành phố, đạt 0,5453 điểm, tăng 15 bậc so với năm 2019 về Chỉ số Vietnam ICT Index. Chỉ số này đã phản ánh toàn diện cũng như khẳng định được mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT trong toàn xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
Mặc dù chỉ số ứng dụng CNTT không tăng so với năm 2019, nhưng một số chỉ số thành phần lại tăng, cụ thể như sau:
- Chỉ số hạ tầng kỹ thuật: tăng 15 bậc so với năm 2019, đạt 0,62 điểm. Cụ thể:
+ Hạ tầng kỹ thuật của xã hội: tăng 21 bậc so với năm 2019, đạt 0,68 điểm.
+ Hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan nhà nước: tăng 7 bậc so với năm 2019, đạt 0,57 điểm.
- Chỉ số hạ tầng nhân lực: tăng 7 bậc so với năm 2019, đạt 0,81 điểm. Cụ thể:
+ Hạ tầng nhân lực của xã hội: tăng 16 bậc so với năm 2019, đạt 1 điểm.
+ Hạ tầng nhân lực của các cơ quan nhà nước: tăng 10 bậc so với năm 2019, đạt 0,62 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số ứng dụng CNTT giảm 5 bậc so năm 2019 đạt 0,20 điểm. Cụ thể:
+ Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước: giảm 8 bậc so với năm 2019, đạt 0,19 điểm.
+ Dịch vụ công trực tuyến: tăng 2 bậc so với năm 2019, đạt 0,20 điểm.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm triển khai và đạt được những kết quả quan trọng. Thực tiễn cho thấy, CNTT đã góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều nỗ lực trong phát triển và triển khai các ứng dụng CNTT; đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT. Các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của cơ quan nhà nước các cấp và các cơ quan thuộc tỉnh cơ bản đã thực hiện trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT, công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đã được quan tâm đẩy mạnh; điều này góp phần làm tăng điểm đánh giá chung về mức độ ứng dụng CNTT cho toàn tỉnh.
Qua đó cho thấy bước tiến mạnh mẽ của Lâm Đồng trong phát triển và ứng dụng CNTT. Hầu hết các lĩnh vực đã được
số hóa và đạt hiệu quả sử dụng tương đối tốt. Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính đã mang lại một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền thông qua việc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử.
Để giữ vững và cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng Chỉ số Viet Nam ICT Index trong những năm tiếp theo, tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai các ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tốt nhu cầu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh; nâng tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Đồng thời, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu thực tế; tiếp tục có các chính sách phù hợp để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất - kinh doanh lĩnh vực CNTT tại địa phương.
Câu chuyện khởi nghiệp
Sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Đức Trọng - Lâm Đồng, mang trong mình một hoài bão lớn về khởi nghiệp và lập nghiệp ngay chính quê hương. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương với mong muốn có được công việc ổn định và giá trị cuộc sống được nâng cao, anh Lưu Lập Đức liên tục tìm hiểu rất nhiều ngành nghề khác nhau để có kinh nghiệm và nhận biết bản thân phù hợp với công việc nào từ đó luôn tìm hiểu và học hỏi, trao dồi kiến thức. Với ý chí
cầu tiến vươn lên, vượt qua nghịch cảnh anh đã cố gắng tìm ra những phương án, cách làm khác nhau để có thể thay đổi được thực trạng được mùa, mất giá để cuộc sống của người nông dân được tốt hơn. Bên cạnh đó, anh bắt đầu tìm kiếm đối tác khắp các vùng miền Bắc, Trung, Nam để hiểu rõ nhu cầu về rau, củ, quả của Lâm Đồng nhằm kết nối đầu ra cho nông sản, đặc sản. Qua sự tìm hiểu và cố gắng tìm kiếm cơ hội trong quá trình xây dựng hệ thống và chuỗi cung ứng nông sản cho đối tác từ những năm 2014-