0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

KHỞI NGHIỆP THANH NIÊN

Một phần của tài liệu BẢN TIN KHCN DOANH NGHIỆP 05.2021 (Trang 31 -33 )

2015, anh liên tục xuống khu vực phía Nam, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh, để chào hàng đặc sản của Lâm Đồng đến nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thực phẩm cũng như một số siêu thị lớn. Trong thời gian này, anh dành nhiều thời gian chuẩn bị quỹ đất, giấy tờ liên kết theo chuẩn VietGAP để có nơi tập trung nguyên liệu thu mua cho bà con nông dân và những hộ liên kết. Giai đoạn 2015-2016, anh chỉ có thể chào hàng được một vài sản phẩm như: khoai lang, su su, cà chua, cà rốt để có được thị trường và một khoản thu nhập giải quyết các vấn đề về sơ chế, đóng gói, vận chuyển đảm bảo chất lượng tốt nhất đến đối tác và người tiêu dùng.

Từ tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản đến thành lập doanh nghiệp

Trong quá trình vận hành và cung cấp sản phẩm, anh luôn phải đối mặt với những khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, thiên tai, giá cả thị trường không ổn định cũng như các chi phí trồng và thu hoạch liên tục biến động theo thị trường. Để có thể vượt qua những thách thức, khó khăn đó, anh tiến hành liên kết với các tổ hợp tác, nông dân có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng và sản xuất nông sản tại địa phương và thanh niên trên địa bàn nhằm nghiên cứu và xử lý các khâu từ chăm sóc đến khi thu hoạch trong quá trình canh tác hàng ngày.

Bên cạnh đó, anh cũng mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm trong quá rình khởi nghiệp cũng như tìm kiếm sự đồng cảm từ đối tác, bạn hàng, bà con nông dân để cùng nhau tạo ra được giá trị cụ thể như: số lượng rau, củ, quả đến tay khách

hàng, bạn hàng tăng theo cấp số nhân, từ 1-2 tấn/ngày đến 10-15 tấn/ngày với trên dưới 10 sản phẩm rau, củ, quả các loại và nhận được sự tin tưởng từ đối tác, bà con nông dân, tổ hợp tác liên kết sản xuất trong thanh niên. Từ năm 2018-2019, anh và tổ hợp tác đã có một số sản phẩm chất lượng cung cấp ra thị trường tạo tiền đề đến cuối năm 2019 thành lập Công ty TNHH Agri Đức Tiến.

Hiện Công ty có hơn 60 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ với thu nhập bình quân từ 6-12 triệu đồng/ tháng, phụ trách các mảng trồng trọt, sản xuất, thu mua, đóng gói, vận chuyển, tạo công ăn việc làm cho thanh niên tại địa phương. Với những việc đã làm và đóng góp cho cộng đồng, anh vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS HCM Giải thưởng Lương Định Của trao tặng, là đại biểu của Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III năm 2020; là Thanh niên nông thôn tiêu biểu trong lĩnh vực lao động sản xuất được dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng, top 86 Doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021.

Thông điệp gửi gắm đến thanh niên

Đối với các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, anh mong muốn các bạn có những ý tưởng mới, đột phá về các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương, sự tập trung chuyên môn, học hỏi kiến thức, tìm hiểu kỹ lĩnh vực mình đang muốn hướng tới thông qua định hướng, hỗ trợ của tổ chức Đoàn Thanh niên, các tổ chức, quỹ trong tỉnh, nhằm đưa nông sản Lâm Đồng ra thế giới góp phần xây dựng quê hương phát triển và giàu mạnh.

Rau, quả, chè, cà phê là những thực phẩm hàng ngày không thể thiếu. Vì vậy, việc thực hiện các quy trình sơ chế, chế biến rau, quả, chè, cà phê đúng quy chuẩn sẽ giúp đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay, chế biến rau, quả, chè, cà phê vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, nhiều cơ sở không đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế; chưa đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, điều kiện nhân lực... nên việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động cho các cơ sở này khó thực hiện, do đó, các cơ sở hoạt động trái phép vẫn còn tồn tại nhiều dẫn đến tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều cơ sở rút ngắn thời gian, sử dụng

hóa chất cấm trong trồng trọt, sơ chế gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-132:2013/BNNPTNT ngày 22/01/2013 về rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế; QCVN 01-06:2009/ BNNPTNT ngày 02/12/2009 về cơ sở chế biến cà phê - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể, quy chuẩn QCVN 01-132:2013/ BNNPTNT quy định các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, quả, chè

Một phần của tài liệu BẢN TIN KHCN DOANH NGHIỆP 05.2021 (Trang 31 -33 )

×