Đánh giá, dự báo các tác động do hoạt động thi công các hạng mục công trình của

Một phần của tài liệu BAO CAO DE XUAT CAP GIAY PHEP MOI TRUONG - KHANG THI in PDF (Trang 26 - 39)

1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng trong gia

1.1.5. Đánh giá, dự báo các tác động do hoạt động thi công các hạng mục công trình của

công trình của dự án

a. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải:

1/. Nguồn phát sinh bụi, khí thải và đánh giá tác động:

 Nguồn phát sinh

- Bụi phát sinh do tập kết vật liệu xây dựng

Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trƣờng xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trƣờng xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán từ các nguồn vật liệu nhƣ: Gạch, cát, xi măng và một phần từ sắt, thép. Các hạt bụi này có trọng lƣợng lớn (trừ bụi xi măng) nên không có khả năng phát tán xa, chỉ gây ô nhiễm cục bộ trong một khoảng thời gian nhất định. Riêng bụi xi măng có kích thƣớc nhỏ nhƣng đƣợc chứa trong các bao xi măng kín nên hạn chế đƣợc bụi phát sinh.

Theo tính toán sơ bộ của chủ dự án, tổng khối lƣợng nguyên vật liệu cần sử dụng cho công trình ƣớc tính khoảng 15.000 tấn (sắt, thép, xi măng, cát, đá, gạch…). Với hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, tập kết là 0,075 kg/tấn (dựa theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO) thì tổng lƣợng bụi phát sinh từ quá trình này là 1.125 kg bụi (trong 312 ngày), tƣơng đƣơng 3,6 kg/ngày.

- Bụi khuyếch tán từ mặt đất tại khu vực thi công

Hoạt động san lấp mặt bằng đã đƣợc hoàn thiện, do vậy bụi sinh ra trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ hoạt động đào móng công trình, đặc biệt là phƣơng tiện vận chuyển vật liệu xây dựng ra vào công trình làm bụi cuốn lên từ mặt đất.

5 , 0 7 , 0 4 7 , 2 48 12 7 , 1                       k s S W w L Trong đó:

L: tải lƣợng bụi (kg/km/lƣợt xe); k: kích thƣớc hạt (chọn 0,2);

s: lƣợng đất trên đƣờng (lấy 8,9%); S: tốc độ trung bình của xe (5km/h); W: trọng lƣợng có tải của xe (10 tấn); w: số bánh xe (6 bánh) .

(Nguồn: Theo GS.TS. Phạm Ngọc Đăng 2003, Môi trường Không khí)

Nhƣ vậy, hệ số phát sinh bụi phát tán từ mặt đất do xe vận chuyển vật liệu là 0,8 kg/km/lƣợt xe. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng, gió.

Dự kiến khối lƣợng vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ cho công trình xây dựng dự án khoảng 15.000 tấn. Xe vận chuyển có tải trọng khoảng 10 tấn/xe. Nhƣ vậy, cả quá trình xây dựng thì số lƣợng xe tải là 1.500 chuyến (trong 312 ngày), tƣơng đƣơng 10 lƣợt xe/ngày (lúc có tải và không tải). Quãng đƣờng xe vận chuyển trong khu vực dự án khoảng 200m cho mỗi chiều.

Nhƣ vậy, tổng lƣợng bụi khuyếch tán từ mặt đất tại khu vực thi công là: 0,8*10*0,2 = 1,6 kg/ngày.

- Bụi từ hoạt động trộn bê tông

Quá trình trộn bê tông có các công đoạn nhƣ sàn cát, bốc dỡ xi măng, cát, đá đƣa vào bồn trộn cũng phát sinh rất nhiều bụi chúng sẽ bay vào mắt, mũi, miệng của công nhân trực tiếp thực hiện các công việc này và ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của công nhân.

Dự án không trang bị Trạm trộn bê tông mà sử dụng bê tông tƣơi đã trộn sẵn đƣợc cung cấp từ các nhà cung cấp trên địa bàn và khu vực lân cận, kết hợp với máy trộn bê tông và thực hiện theo phƣơng pháp cuốn chiếu.

- Hoạt động hàn, c t kim loại:

Hoạt động hàn, cắt kim loại, quá trình hàn điện sẽ sinh ra các chất ô nhiễm không khí nhƣ các oxit kim loại: Fe2O3, SiO2, K2O, CaO,… tồn tại ở dạng

khói bụi. Ngoài ra còn có các khí thải khác nhƣ: CO, NOx. Lƣợng que hàn đƣợc sử dụng chủ yếu là que có đƣờng kính từ 2,5mm – 6mm. Tải lƣợng các chất ô nhiễm đƣợc thể hiện qua bảng 4-2 dƣới đây:

Bảng 4-2: Hệ số phát thải ô nhiễm ứng với đƣờng kính que hàn

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2,5 3,25 4 5 6

Khói hàn (mg/que hàn) 285 508 706 1.100 1.578

CO (mg/que hàn) 10 15 25 35 50

NOx (mg/que hàn) 12 20 30 45 70

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003

Ƣớc tính que hàn sử dụng là 4.000 que loại 2,5mm. Thời gian hàn ƣớc tính trong 30 ngày. Tổng tải lƣợng ô nhiễm do hàn đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4-3: Tải lƣợng ô nhiễm trong quá trình hàn

STT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/ngày)

1 Khói hàn 38

2 CO 1,33

3 NOx 1,6

Ghi chú:

Tải lƣợng ô nhiễm (g/ngày) = hệ số ô nhiễm (mg/que hàn) x số lƣợng que hàn/(30x1000)

Nhận xét: Khí thải từ khói hàn không cao nhƣng ảnh hƣởng trực tiếp đến công nhân hàn, do vậy cần có các phƣơng tiện bảo hộ cho công nhân hàn sẽ hạn chế đƣợc mức độ ô nhiễm ảnh hƣởng đến công nhân.

- Khí thải từ hoạt động của máy móc, thiết bị thi công trên công trường

Lƣợng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trình phụ thuộc vào số lƣợng, chất lƣợng của các máy móc, thiết bị thi công và phƣơng thức thi công. Tải lƣợng phát thải ra môi trƣờng không khí của các loại máy móc, thiết bị này đƣợc ƣớc tính trong bảng sau:

Bảng 4-4: Tải lƣợng phát thải của các thiết bị thi công dự án

STT Thiết bị Tải lượng phát thải (kg)

SO2 CO NO2 Bụi VOC

1 Máy trộn bê tông 0,456 1,937 7,958 0,562 0,946 2 Máy san gạt 0,620 1,740 13,73 0,706 0,406 3 Máy lu đầm 0,387 3,054 7,32 0,599 0,670 4 Máy xúc đào 0,611 2,667 8,10 0,855 0,596

Nguồn: Bộ Môi trường và Di sản Australia, 2003

 Đánh giá tác động:

Các tác nhân ô nhiễm có thể tác động lên sức khỏe con ngƣời trong vùng bị ảnh hƣởng, đặc biệt là công nhân trực tiếp xây dựng tại công trƣờng. Các tác hại đến sức khoẻ con ngƣời phụ thuộc vào các chất ô nhiễm khác nhau. Tuy nhiên, có thể nêu lên một số tác động đến sức khoẻ con ngƣời do một vài tác nhân ô nhiễm cụ thể sau:

- Tác hại của bụi: Bụi gây kích thích phổi, gây khó thở. Nói chung bụi ở nồng độ thấp và không liên tục thì không gây nên bệnh bụi phổi nhƣng nếu nồng độ bụi cao có thể phát sinh bệnh bụi phổi là loại bệnh nghề nghiệp đối với công nhân thƣờng xuyên hoạt động trong môi trƣờng nhiều bụi. Ngoài ra bụi còn mang nhiều tế bào vi khuẩn và có thể kết hợp với các khí acid nhƣ: SO2, NO2 làm thành các hợp chất có hại cho cơ quan hô hấp ở động vật, kể cả con ngƣời.

- Tác động của bụi đến sinh thái: Cây cối tiếp xúc với bụi khô và ẩm có thể bị tổn thƣơng khi bụi kết hợp với các chất ô nhiễm khác. Các hạt bụi cỡ lớn động trên bề mặt lá cây làm giảm khả năng trao đổi không khí và quang hợp, kìm hãm sự phát triển của cây cối. Kim loại nặng có thể kết hợp với các hạt bụi đọng trên lá cây, hoặc ở trong đất dẫn đến tích tụ trong các mô cây làm giảm sự phát triển và năng suất của cây.

Đối với hệ sinh thái nƣớc, bụi hòa lẫn trong nƣớc làm tăng lƣợng chất rắn lơ lửng, lớp bụi phủ trên mặt nƣớc cản trở quá trình khuếch tán ánh sáng vào trong nƣớc làm giảm hàm lƣợng Oxy trong nƣớc.

- Tác hại của khí SOx: SOx là loại khí không màu, vị hăng cay. Đây là những chất ô nhiễm gây kích thích thuộc loại nguy hiểm nhất. Ở nồng độ thấp

có thể gây co giật cơ của khí quản. Mức độ lớn hơn có thể làm tăng tiết dịch ở niêm mạc và sƣng tấy niêm mạc. Nó còn làm nhiễm độc da, làm giảm khả năng tải Oxy của máu.

SOx còn là nguyên nhân gây mƣa acid làm mài mòn các công trình kiến trúc ngoài ra còn ảnh hƣởng đến sự phát triển của thực vật cạn. Ở nồng độ 3 ppm, cây bắt đầu có dấu hiệu bị ảnh hƣởng, ở nồng độ cao hơn làm giảm năng suất, giảm quang hợp của cây, gây rụng lá và có thể chết cây.

- Tác hại của khí NOx: NOx là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, là khí kích thích mạnh đƣờng hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính thƣờng nhức đầu, ho dữ dội, rối loạn tiêu hóa. Một số trƣờng hợp có thể bị tổn thƣơng thần kinh. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản. Ở nồng độ 10 ppm có thể gây tử vong. Ngoài ra, NOx kết hợp với nƣớc tạo nên mƣa acid, gây hại cho thực vật cạn, ăn mòn kim loại và các công trình kiến trúc làm giảm tuổi thọ của các công trình cũng nhƣ các sản phẩm bằng kim loại, thiết bị điện tử. Tuy nhiên, NOx lại là nguồn cung cấp đạm cho thực vật.

- Tác hại của COx: Khí CO là loại khí không màu, không mùi và không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa cacbon. Con ngƣời đề kháng với CO rất khó khăn, tác hại của khí CO đối với con ngƣời và động vật xảy ra khi nó hòa hợp thuận nghịch với Hemogolobin (Hb) trong máu. Những ngƣời mang thai và đau tim tiếp xúc với CO sẽ rất nguy hiểm vì áp lực của CO với Hb cao hơn gấp 200 lần so với oxy, cản trở oxy từ máu đến mô. Thế nên phải nhiều máu đƣợc bơm đến để mang cùng một lƣợng oxy. Những cá thể tim yếu ở điều kiện căng thẳng trong trạng thái dƣ CO trong máu, đặc biệt phải chịu những cơn đau thắt ngực khi lƣợng CO bao quanh nâng lên. Ở nồng độ khoảng 5ppm CO có thể gây đau đầu, chóng mặt; ở nồng độ từ 10 - 250ppm CO có thể gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong. Ngƣời tiếp xúc với CO trong thời gian dài sẽ bị xanh xao, gầy yếu.

Thực vật ít nhạy cảm với CO hơn ngƣời, nhƣng CO có thể bị oxy hóa, bám vào thực vật và chuyển dịch trong quá trình diệp lục hóa, kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật. Ở nồng độ 100 - 10.000ppm CO làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, diện tích lá rụng thu hẹp, cây non bị chết yểu.

2/. Nguồn phát sinh nước thải và đánh giá tác động:

Nƣớc thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là nƣớc mƣa chảy tràn, nƣớc thải xây dựng và nƣớc thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.

 Nguồn phát sinh:

- Nước thải xây dựng: Quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh một lƣợng nƣớc thải từ các khâu: trộn bê tông, vệ sinh máy móc thiết bị thi công,…. Thành phần nƣớc thải chủ yếu là cát và tạp chất xây dựng, mang tính đặc thù riêng, lƣu lƣợng nƣớc thải ít (khoảng 0,5m3

/ngày).

- Nước thải sinh hoạt: Trong quá trình thi công xây dựng, dự kiến số lƣợng công nhân làm việc khoảng 30 ngƣời. Theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, ƣớc tính lƣợng nƣớc cấp cho công nhân sinh hoạt thƣờng xuyên sử dụng khoảng 100 lít/ngƣời/ngđ; công nhân sinh hoạt tự túc sử dụng khoảng 45 lít/ngƣời/ngđ và lƣợng nƣớc thải chiếm khoảng 100% lƣợng nƣớc cấp, do đó mỗi ngày tại công trƣờng lƣợng nƣớc thải phát sinh khoảng 1,35m3/ngày.

Thành phần chủ yếu của NTSH: NTSH chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm: protein (40 ÷ 50%), hydratcacbon (40 ÷ 50%) và các chất béo (5 ÷ 10). NTSH là một loại nƣớc thải có hàm lƣợng vi sinh vật rất cao và có đặc tính gây ô nhiễm lớn. Ngoài các sinh vật có vấn đề về sinh lý học ra, NTSH còn chứa các vi khuẩn vô hại, chúng có khả năng phân hủy các chất thải qua sự thủy phân, sự khử và sự oxy hóa. Các chất gây men và các enzim cũng tham gia vào sự phân hủy này.

Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 4-5: Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt

STT Thông số Tải lượng ô nhiễm

(g/ngƣời.ngày)

1 BOD5 45 – 54

2 COD 72 – 102

STT Thông số Tải lượng ô nhiễm (g/ngƣời.ngày) 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Tổng phospho 0,6 – 4,5 7 Amoniac (NH3) 2,4 – 4,8 Nguồn: Trần Đức Hạ, 2006

Dựa vào tải lƣợng ô nhiễm nhƣ trên, số lƣợng công nhân xây dựng là 30 ngƣời và lƣợng nƣớc thải sinh hoạt là 1,35 m3/ngày.đêm ta tính đƣợc nồng độ các chất ô nhiễm đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 4-6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng

STT Thông số Tổng tải lượng

(g/ngày) Nồng độ ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B, K=1,2) 1 BOD5 1.350 – 1.620 1.000 – 1.200 60 2 COD 2.160 – 3.060 1.600 – 2.266,7 - 3 Chất rắn lơ lửng 2.100 – 4.350 1.555,6 – 3.222,2 120 4 Dầu mỡ 300 - 900 222,2 - 667 24 5 Tổng Nitơ 180 - 360 133,3 – 266,7 - 6 Tổng phospho 18 - 135 13,3 - 100 - 7 Amoniac (NH3) 72 - 144 53,3 – 106,7 -

Ghi chú: “ - ” Không quy định

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nƣớc thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nƣớc không dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt.

- Cmax = C x K (mg/L): Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt từ hoạt động xây dựng, khi thải ra nguồn nƣớc tiếp nhận nƣớc thải không vƣợt quá giá trị Cmax. C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định theo quy chuẩn (QCVN 14:2008/BTNMT) giá trị C cột B.

- K là hệ số tính tới quy mô. Đối với qui mô của dự án thì K=1,2 (số lƣợng công nhân nhỏ hơn 500).

Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt với QCVN 14:2008/BTNMT, giá trị C cột B với K = 1,2 cho thấy đều vƣợt quy

chuẩn cho phép. Vì vậy, nƣớc thải sinh hoạt của công nhân phải đƣợc thu gom và xử lý trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Nước mưa chảy tràn:

Nƣớc mƣa chảy tràn có thể cuốn trôi vật liệu, rác thải, dầu mỡ thải và các chất thải khác trên nền đất nơi chúng chảy qua gây tắt nghẽn hệ thống thoát nƣớc. Nƣớc mƣa có thể gây úng ngập và sình lầy cục bộ trên khu vực dự án. Sự ngập úng làm tăng khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc và là môi trƣờng phát triển các loài ký sinh gây bệnh.

Theo WHO, tái bản năm 2013 thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc mƣa chảy tràn thông thƣờng chứa khoảng 0,5 ÷ 1,5 mgN/l, 0,004 ÷ 0,03 mgP/l, 10 ÷20 mgCOD/l và 10 ÷ 20 mgTSS/l. Tuy nhiên, so với Quy chuẩn Việt Nam đối với nƣớc thải thì nƣớc mƣa chảy tràn tƣơng đối sạch, do đó có thể tách riêng biệt đƣờng nƣớc mƣa ra khỏi nƣớc thải và cho thải trực tiếp ra môi trƣờng sau khi tách rác và lắng sơ bộ.

Lƣợng nƣớc mƣa đƣợc tính nhƣ sau: QqaS(m3/ngày)

q: Lƣu lƣợng mƣa trung bình hàng ngày của tháng có lƣợng mƣa lớn nhất, q= 424 mm/tháng = 21,2 mm/ngày (Theo Cục thống kê Vĩnh Long lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất giai đoạn 2015-2020 là tháng 10/2016: 424mm/tháng).

:

a Hệ số thực nghiệm đặc trƣng cho tính chất của mặt phủ. Trong trƣờng hợp khu vực thực hiện dự án đang thi công, vì vậy chọn a = 0,2.

S: Diện tích đất xây dựng dự án, S = 6.505,6 m2 . Vậy Q = 21,2.10-3

* 0,2 * 6.505,6 = 27,3 m3/ngày.

Lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn qua khu vực dự án rất lớn, nếu không có giải pháp thoát nƣớc hiệu quả cũng nhƣ quản lý vật tƣ thiết bị hợp lý thì nƣớc mƣa sẽ bị nhiễm bẩn và khi thoát xuống các kênh Xáng sẽ ảnh hƣởng xấu đến sự sinh

Một phần của tài liệu BAO CAO DE XUAT CAP GIAY PHEP MOI TRUONG - KHANG THI in PDF (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)