2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trƣờng trong gia
2.1.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải:
* Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phƣơng tiện giao thông. Mức ồn của các loại xe cơ giới đƣợc nêu trong bảng dƣới đây.
Bảng 4-14: Mức ồn của các loại xe cơ giới
Loại xe Tiếng ồn (dBA) (QCVN 26:2010/BTNMT)
Ban ngày (dBA) Ban đêm (dBA)
Xe du lịch 77 70 55 Xe mini bus 84 Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 -100
Nguồn: Viện KHCN và QLMT (IESEM) tổng hợp, 7/2007
Mức độ ồn sẽ khác nhau ở các thời điểm trong ngày, nguồn ồn sẽ giảm dần vào thời điểm trƣa và chiều, buổi sáng thì độ ồn là cao nhất. Nguồn ồn này mang tính chất thƣờng xuyên và kéo dài.
* Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt phát sinh chủ yếu từ bếp nấu ăn trong nhà, máy điều hòa không khí. Tuy nhiên nhiệt từ các hoạt động này đƣợc đánh giá phát sinh không nhiều, mức độ ảnh hƣởng đến cộng đồng không đáng kể.
* An ninh trật tự
Khi dự án đi vào hoạt động, số ngƣời tập trung tại khu vực dự án tƣơng đối đông và đến từ nhiều địa phƣơng khác nhau nên trong thời gian sinh sống tại dự án có thể xảy ra mâu thuẫn giữa ngƣời dân trong dự án, gây mất an ninh, trật
tự trong khu vực, tạo sức ép cho cơ quan quản lý trong khu vực. Bên cạnh đó dự án nằm trong khu vực đông dân cƣ nên tình hình an ninh, trật tự trong khu vực cần đặc biệt quan tâm
c. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động
1/. Tai nạn giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động, các phƣơng tiện giao thông ra vào khu vực dự án khá lớn. Trong đó, các phƣơng tiện đi lại của ngƣời dân, phƣơng tiện vận chuyển sản phẩm hàng hóa cho các trung tâm thƣơng mại, công trình công cộng, các phƣơng tiện giao thông của ngƣời lao động trong dự án làm cho mật độ giao thông tại khu vực dự án tăng lên đáng kể nên việc ùn tắc và tai nạn giao thông có khả năng xảy ra rất cao. Tại nạn xảy ra sẽ ảnh hƣởng đến tài sản và tính mạng của ngƣời dân. Do đó, vấn đề này sẽ đƣợc chú trọng quan tâm nhằm hạn chế xảy ra tai nạn.
2/. Sự cố về cháy nổ
Các vấn đề về cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại trầm trọng về ngƣời, tài sản và môi trƣờng tự nhiên. Nguyên nhân xảy ra cháy nổ, rò rỉ chủ yếu nhƣ:
- Bất cẩn của ngƣời dân trong quá trình nấu nƣớng trong khu vực bếp. - Rò rỉ gas do dây dẫn bị hƣ hỏng, van khóa gas không an toàn, bình gas kém chất lƣợng.
- Sự cố do các thiết bị điện, do các thiết bị quá tải, do các thiết bị cũ không đƣợc kiểm tra và thay mới thƣờng xuyên, hiện tƣợng chập điện do sấm sét, mƣa bão.
Trong tất cả các hoạt động, cháy nổ là sự cố có khả năng xảy ra, gây ra thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản. Chính vì vậy cần phải chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ để đảm bảo cho tính mạng ngƣời dân và cơ sở vật chất.
3/. Sự cố tại khu xử lý nước thải tập trung của dự án
Thông thƣờng thì sự cố về hệ thống xử lý nƣớc thải có thể là mùi phát sinh, chất lƣợng nƣớc đầu ra không đạt yêu cầu, cháy nổ các thiết bị phục vụ cho vận hành hệ thống, sự cố về điện của hệ thống, sự cố vỡ hệ thống xử lý.
Nguyên nhân chủ yếu có thể tính đến là do quá trình xây dựng hệ thống xử lý quá sơ sài, không đảm bảo chất lƣợng công trình; Công nhân vận hành không tuân thủ quy trình kỹ thuật, an toàn thiết bị; Chủ dự án không vận hành thƣờng xuyên hệ thống xử lý.
Nếu các sự cố từ hệ thống xử lý nƣớc thải xảy ra sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng nƣớc, không khí, ảnh hƣởng đến tính mạng, tài sản của ngƣời dân, ảnh hƣởng đến hoạt động của dự án. Phạm vi ảnh hƣởng có thể trong dự án hoặc lan rộng ra trong vùng tùy thuộc vào sự cố phát sinh. Do đó, chủ dự án cần phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh về hoạt động xử lý ô nhiễm để không xảy ra các sự cố trên.
4/. Sự cố môi trường do chất thải sinh hoạt
- Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt nếu không thu gom và xử lý đúng quy định sẽ gây mùi hôi ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh, cảnh quan khu vực dự án. Ngoài ra, chất thải rắn không đƣợc thu gom sẽ phát sinh ruồi, muỗi, chuột,… sẽ gây mất vệ sinh công nghiệp.
- Chất thải rắn sinh hoạt không đƣợc thu gom kịp thời khi xảy ra ngã đổ sẽ gây ô nhiễm nguồn nƣớc mƣa chảy tràn.
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng đề xuất thực hiện 2.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nƣớc thải: 2.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nƣớc thải:
Nước thải sinh hoạt
+ Mỗi căn nhà có nhà vệ sinh và bể tự hoại riêng, thể tích bể tự hoại khoảng 1 m3
.
+ Toàn bộ nƣớc thải sinh hoạt sau bể tự hoại của từng căn nhà trong khu dân cƣ đƣợc thu gom bằng ống nhựa uPVC D114 dẫn về hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.
Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 3 ngăn:
Bể xử lý đƣợc chia làm 03 ngăn với các chức năng xử lý nhƣ sau:
- Ngăn 1: Có vai trò là ngăn chứa và lắng các chất ô nhiễm, đồng thời điều hoà lƣu lƣợng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải để giúp các ngăn phía sau đảm bảo hiệu suất xử lý. Mặt khác dƣới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí trong bể các chất ô nhiễm cũng đƣợc phân giải.
- Ngăn 2&3: Là các ngăn hƣớng dòng, khi nƣớc thải vào các ngăn này sẽ chuyển động theo chiều từ dƣới lên trên và tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí hình thành trong lớp bùn ở đáy bể nên các chất bẩn đƣợc các vi sinh vật này hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). Ở ngăn 3 có thêm vật liệu lọc, có chức năng ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nƣớc thải và xử lý các chất ô nhiễm nhờ các vi sinh vật kỵ khí phát triển trên bề mặt của lớp vật liệu lọc.
Hình 4-1: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn Chú thích:
A: Ngăn tự hoại (ngăn thứ nhất). 4 - N p để hút cặn.
B: Ngăn lắng (ngăn thứ hai). 5 - Đan bê tông cốt thép n p bể.
C: Ngăn lọc (ngăn thứ ba).. 6 - Lỗ thông hơi.
D: Ngăn định lƣợng với xi phông tự động. 7 - Vật liệu lọc. 1 - Ống dẫn nước thải vào bể tự hoại. 8 - Đan rút nước. 2 - Ống thông hơi.
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
+ Nƣớc thải sinh hoạt sau khi xử lý qua bể tự hoại 03 ngăn đƣợc dẫn về hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung công suất 30m3/ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trƣớc khi thải vào cống thoát nƣớc nằm trên trục đƣờng Nguyễn Huệ.
Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải:
Hình 4-2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải
Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và
xử lý Bùn thải Nƣớc thải Bể điều hòa kỵ khí Bể Anoxic Bể Aerotank Bể lắng Bể khử trùng Máy sục khí
Tuần hoàn Nitrat Bùn tuần hoàn NaOCl Bể chứa bùn Nƣớc tách bùn Cột lọc Nguồn tiếp nhận (QCVN 14:2008/BTNMT – cột B) Máy sục khí
* Thuyết minh quy trình Bể điều hòa kỵ khí
Nƣớc thải sau bể tự hoại theo đƣờng cống thu gom dẫn về bể điều hòa, bể này có chức năng chính nhƣ sau:
- Điều hòa lƣu lƣợng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nƣớc thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nƣớc không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể.
- Giảm thể tích các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tƣ. - Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định.
- Phân hủy một phần các chất ô nhiễm.
Hai bơm hoạt động luân phiên có nhiệm vụ bơm nƣớc từ bể điều hòa lên bể Anoxic và đƣợc điều khiển bởi hệ thống phao với 2 mức nƣớc (cạn tắt, đầy bơm).
Bể Anoxic (Bể thiếu khí)
Nƣớc thải từ bể điều hòa đƣợc bơm qua Bể Anoxic để xử lý.
Bể đƣợc thiết kế để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử lý nitơ tại bể cũng nhƣ toàn bộ hệ thống xử lý trƣớc khi xả thải ra môi trƣờng.
Bể Anoxic đóng vai trò quan trọng trong xử lý nƣớc thải vì bể này khử chất dinh dƣỡng (khử nitơ) rất tốt nhờ vào quá trình xáo trộn hoàn toàn của dòng nƣớc và tuần hoàn dòng nitrat từ bể hiếu khí sang.
Cơ chế khử nitơ nhƣ sau:
- Nitơ hữu cơ (Protein, Ure) trong quá trình thủy phân sẽ chuyển thành Nitơ amoni.
- Nitơ amoni sẽ chuyển hóa thành nitrit rồi thành nitrat nhờ vào quá trình cung cấp oxi diễn ra trong bể hiếu khí.
- Từ bể hiếu khí, dòng nitrat đƣợc cấp liên tục vào bể Anoxic. Tại đây, dƣới sự kết hợp của vi khuẩn khử nitrat và hợp chất chứa cacbon sẽ chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử thoát ra khỏi dòng nƣớc. Sơ đồ chuyển hóa đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Nitơ hữu cơ Nitơ amoni Nitrit, nitrat N2 Quá trình Anoxic khử nitrat diễn ra hiệu quả khi DO thấp hơn 0,5 mg/l, lý tƣởng hơn cả là DO thấp hơn 0,2 mg/l. Khi đó vi khuẩn bẽ gãy liên kết trong ion nitrat để lấy oxy. Kết quả là nitrat bị khử thành N2O và cuối cùng là N2, sản phẩm cuối cùng thân thiện với môi trƣờng.
Ngoài ra để quá trình xử lý đạt hiệu quả tối ƣu tại bể Anoxic, bể sẽ đƣợc lắp thêm hệ thống máy khuấy xáo trộn nƣớc thải trong bể đẩy nhanh quá trình xử lý.
Bể Aerotank (Bể hiếu khí)
Nƣớc thải từ bể Anoxic sẽ tiếp tục đƣa sang bể xử lý hiếu khí (Aerotank) hai ngăn nhằm xử lý triệt để hàm lƣợng chất ô nhiễm hữu cơ còn lại.
Quá trình sinh học hiếu khí đã đƣợc chứng minh rất hiệu quả trong các hệ thống xử lý nƣớc thải trong nƣớc và trên thế giới hiện nay. Đây là quy trình đã đƣợc cải tiến các thông số thiết kế, vận hành để đem lại hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tƣ, vận hành thấp.
Dƣới sự cung cấp oxy không khí từ hệ thống máy thổi khí, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trƣởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Cụ thể quá trình nhƣ sau:
- Không khí đƣợc đƣa vào bằng máy thổi khí, lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc thải luôn đƣợc duy trì trong khoảng 2-4mg/l nhằm đảm bảo cung cấp đủ lƣợng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nƣớc thải. Tại đây, các chất hữu cơ ô nhiễm đƣợc vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa Nitơ, Photpho và lƣu huỳnh sẽ đƣợc vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3-
, PO43-, SO42-.
- Quá trình này đƣợc biểu diễn thông qua sơ đồ sau:
(CHO)nNS CO2 + H2O + Tế bào mới + các sản phẩm dự trữ + NH4+ + H2S + Năng lƣợng
NO3- SO42-
Bể lắng
Nƣớc thải từ bể Aerotank đƣợc dẫn sang Bể lắng để lắng bùn sinh học và nƣớc trong đƣợc dẫn thoát sang Bể khử trùng. Bùn sinh học đƣợc bơm bùn định kỳ bơm hoàn lƣu về Bể anoxic để duy trì mật độ vi sinh vật trong hệ thống xử lý. Ngoài ra, khi mật độ vi sinh trong hệ thống xử lý nhiều, cần đƣợc xả bỏ thì bơm bùn sẽ bơm lƣợng sinh khối này về bể chứa bùn để loại bỏ.
Bể khử trùng
Nƣớc sau bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng, tại đây nƣớc đƣợc khử trùng bằng NaOCl 10% trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Quá trình tiêu diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn. Đầu tiên, chất khử trùng khuyếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào vi sinh.
Mục đích của khử trùng nhằm loại bỏ các vi trùng, vi khuẩn,…gây bệnh còn sót lại trong nƣớc thải sau xử lý.
Côt lọc
Nƣớc thải từ bể khử trùng đƣợc bơm qua cột lọc để loại bỏ các thành phần lơ lửng còn lại trong nƣớc thải.
Nƣớc thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, k=1,2), sau đó theo hệ thống ống nhựa PVC D114 thải ra cống thoát nƣớc nằm trên trục đƣờng Nguyễn Huệ tại 01 điểm xả, tọa độ điểm xả: X=1132920; Y=550230.
Bể chứa bùn
Phần bùn phát sinh từ bể lắng có thành phần độ ẩm cao đƣợc dẫn về bể chứa bùn để ổn định thể tích.
Bể chứa bùn có nhiệm vụ làm tăng mật độ bùn, đồng thời phần nƣớc tách ra từ bể chứa sẽ đƣợc đƣa về bể tiếp nhận, phần bùn còn lại đƣợc giao cho đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý.
Bảng 4-15: Danh mục hạng mục trong hệ thống xử lý nƣớc thải
STT Hạng mục Cấu tạo Kích thước
Đường kính/dài(m) Cao/rộng (m)
1 Bể điều hòa
Thời gian lƣu: 43,2 giờ Bê tông, cốt thép 7 3
2 Bể Anoxic
Thời gian lƣu: 4,3 giờ Bê tông, cốt thép Φ1,8 2,5
3 Bể Aerotank
Thời gian lƣu: 4,3 giờ Bê tông, cốt thép Φ1,8 2,5
6 Bể lắng
Thời gian lƣu: 3 giờ Bê tông, cốt thép Φ1,5 2,5
7 Bể khử trùng
Thời gian lƣu: 1,3 giờ Bê tông, cốt thép Φ1 2,5
8 Cột lọc Composite Φ0,4 1,7
- Nước thải sản xuất: đặc trƣng của dự án là khu dân cƣ, trong quá trình hoạt động của dự án không phát sinh nƣớc thải sản xuất.
* Nước mưa chảy tràn
Hệ thống thoát nƣớc mƣa trong giai đoạn hoạt động đƣợc thiết kế riêng biệt với hệ thống đƣờng cống thoát nƣớc thải, thi công cùng với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Nƣớc mƣa trên mái nhà đƣợc thu gom theo ống đứng thoát nƣớc mƣa đổ vào cống thoát nƣớc mƣa ngoài nhà
+ Nƣớc mƣa ban công đƣợc thu gom bởi các phễu thu và theo các trục đứng thoát nƣớc mƣa rồi đổ ra cống thoát nƣớc mƣa ngoài nhà, bố trí dọc theo trục đƣờng giao thông nằm dƣới vỉa hè
+ Nƣớc mƣa chảy tràn trên bề mặt của phần diện tích sân đƣờng của dự án thoát vào hệ thống cống thoát nƣớc đƣợc bố trí dọc xung quanh dự án để nƣớc mƣa không bị ứ đọng trên nền sân gây mất mỹ quan cho khu vực. Cống thoát nƣớc mƣa có bố trí song chắn rác để loại bỏ rác có kích thƣớc lớn và các hố ga lắng cặn trƣớc khi thoát ra kênh Xáng bằng 1 cửa xả và thoát ra cống thoát nƣớc nằm trên trục đƣờng Nguyễn Huệ bằng 1 cửa xả.
2.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:
- Dự án có bố trí trồng cây xanh dọc theo 2 bên vỉa hè và trong công viên để tạo vẻ tƣơi xanh của đô thị, góp phần tạo không khí trong lành.
- Mặt đƣờng các tuyến của dự án đƣợc thảm bê tông nhựa nóng nên cũng hạn chế phát sinh bụi.
- Nghiêm cấm các loại xe tải chuyên chở đất đá và các dạng vật liệu khác có khả năng phát tán bụi ra môi trƣờng mà không có bạt hoặc các thiết bị che chắn cẩn thận.
2.2.3. Về công trình, biện pháp lƣu giữ, xử lý chất thải rắn (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại). sinh hoạt, chất thải nguy hại).
a. Chất thải sinh hoạt
Đối với khu vực công cộng