dự và chủ trì Hội thảo có Tiến sĩ Nguyễn Thái Lai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai cho biết, báo cáo là một nghiên cứu quan trọng nhằm giúp cho 4 nước ven sông bao gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và Campuchia đưa ra những quyết định trong việc khai thác, sử dụng nước sông Mê Công. Trong thời gian qua, việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính Mê Công đã gây ra những tác động mạnh mẽ đến đời sống, sinh kế của người dân khu vực ven sông. Và để tiến hành nghiên cứu các tác động này, phía Việt Nam đã mời Chính phủ Lào, Campuchia cử các chuyên gia cùng tham gia thực hiện nghiên cứu. Ngoài ra, dự án còn nhận được sự hỗ trợ thực hiện từ các chuyên gia quốc tế - Tập đoàn DHI Đan Mạch, Chính phủ Australia, Mỹ, Ngân hàng thế giới, và
một số tổ chức quan tâm khác đã hỗ trợ, phối hợp với Việt Nam thực hiện dự án này.
Tại Hội thảo, đại diện nhóm tư vấn thực hiện báo cáo cho biết, mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động tổng thể của việc xây dựng và vận hành thủy điện bậc thang lên hệ thống môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội ở các đồng bằng ngập lũ ở hạ lưu Việt Nam và Campuchia. Trong đó, báo cáo tập trung các phân tích liên quan đến điều kiện nền về bùn cát phù sa và chất lượng nước; đa dạng sinh học; thủy sản; giao thông thủy; nông nghiệp; sinh kế và kinh tế. Góp ý tại Hội thảo, một số đại biểu cũng cho rằng, đây là một công trình nghiên cứu khá đồ sộ, có nhiều thông tin đánh giá xác thực. Tuy nhiên, để có được những số liệu chính xác và cập nhật hơn, đơn vị thực hiện cần tham khảo bổ sung các thông tin, số liệu từ các cơ quan liên quan và các kết quả nghiên cứu đề tài, dự án đã và đang triển khai thực hiện tại Việt Nam, đặc biệt là các số liệu về thủy văn, viễn thám, giao thông thủy, các số liệu văn hóa, lối sống, phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sinh kế người dân;… để có được bộ số liệu đầy đủ hơn.
Hội thảo đánh giá điều kiện nền
nghiên cứu tác động của các công trìnhthủy điện trên dòng chính Mê Công thủy điện trên dòng chính Mê Công
Ngày 4/12/2014, tại Hà Nội, Cục Viễn thám quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án án “Hỗ trợ chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hà Lan về Dịch vụ nước và Khí hậu đối với quản lý nguồn nước xuyên biên giới và quản lý rủi ro thiên tai”.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ thực hiện Biên bản ghi nhớ về “Dịch vụ Khí hậu và Nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam) ký với Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường (Hà Lan) ngày 28/9/2011 tại La Hay, Hà Lan gọi tắt là “Chương trình G2G”.
Hai bên đã giới thiệu kết quả của dự án, đồng thời, phía Hà Lan cũng đã trình diễn mô hình mô phỏng sử dụng công nghệ viễn thám có thể ứng dụng
vào công tác quản lý tài nguyên nước (3Di). Chương trình này giúp quản lý một cách tương tác và thực hiện các phép tính đưa ra kết quả một cách trực quan áp dụng công nghệ “đám mây”, có thể kết nối trực tuyến với các thiết bị điện tử như Ipad hoặc máy tính bảng thông qua kết nối internet. 3Di thiết lập các mô hình một cách tự động dựa vào các số liệu thông số đầu vào: các bản đồ dòng chảy, ảnh hưởng của lũ lụt, khô hạn... cho cả thời điểm hiện tại và cho các kịch bản khí hậu.
Người sử dụng có thể tương tác trực tiếp trong chương trình 3Di, thay đổi các bản đồ thông qua các thông số sư dụng tính toán. Ví dụ như chỉnh sửa lại các thông số như mực nước ngầm, mở rộng các khu vực đô thị, v.v. và các kết quả sẽ được hiệu chỉnh tự động
dựa theo các thông số hiệu chỉnh của người sử dụng.
Trong buổi hội thảo, các chuyên gia Hà Lan cũng trình bày mô hình trình diễn chương trình 3Di tại Tuyên Quang. Dựa theo thông số đầu vào do Cục viễn thám quốc gia, mô hình mô phỏng dòng chảy cho khu vực này đã được thiết lập. Chuyên gia Hà Lan cũng đã chỉnh sửa một số thông số như mực nước hay chỉnh sửa thông số của đập thủy điện. Mô hình dòng chảy tại khu vực này ngay lập tức được hiệu chỉnh về mức độ ngập, thay đổi dòng chảy ở hạ lưu.
Các chuyên gia Hà Lan cũng đã nhận định rằng, đây sẽ là công cụ hiệu quả giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định chính xác hơn dựa vào kết quả mô phỏng của chương trình 3Di.