7. Bố cục
3.2 Tác phẩm “Bản chất của người”
Bản chất của người là tiểu thuyết thứ sáu của nhà văn Han Kang. Tác phẩm được
Nhà xuất bản Changbi (Hàn Quốc) phát hành lần đầu tiên vào năm 2014. Bản chất của
người có bản dịch tiếng Anh dưới tên gọi Human acts, được phát hành bởi nhiều đơn vị
xuất bản như Portobello Books, Granta Books (2016) và Hogarth Press (2017)13. Bản tiếng Việt của dịch giả Kim Ngân được Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2019.
Tác phẩm gồm 6 chương và 1 phần kết, mỗi chương là một câu chuyện về một nhân vật khác nhau:
- Chương 1: Con chim non
Con chim non là câu chuyện nói về Dong Ho – một học sinh trung học. Trong cảnh
bạo loạn, Dong Ho đã tận mắt chứng kiến Jeong Dae (bạn thuê phòng cạnh nhà) bị bắn vào mạng sườn và gục xuống. Bị dằn vặt vì đã bỏ mặt Jeong Dae, Dong Ho quyết định ở lại Uỷ ban (nơi tập trung xác của những người chết do bị trấn áp của lính quốc gia)
12 Trích từ nội dung bài phỏng vấn Han Kang trong mục Trò chuyện với nhà văn của Báo Kyeong Hyang (bài viết
ngày 16 tháng 6 năm 2014 của nhà báo Seon Min Seo).
26
phụ việc và để tìm thi thể của bạn mình. Tại đây, Dong Ho cảm nhận được sự khủng khiếp chết chóc do bạo lực và người còn sống phải gánh chịu những hậu quả đau thương.
- Chương 2: Hơi thở đen
Chương hai được kể bằng lời của nhân vật Jeong Dae – đã chết và chỉ là một linh hồn. Jeong Dae mô tả lại cách quân đội xử lý các xác chết và quá trình thối rữa của chính thân xác Jeong Dae cùng với những thi thể khác. Trong sự cô đơn và phẫn nộ, Jeong Dae hồi tưởng lại quãng thời gian còn là học sinh đầy đẹp đẽ đồng thời đó là những cảm nhận về cái chết đầy hiện hữu – một cái chết kinh hoàng và không hiểu lý do tại sao cậu chết.
- Chương 3: Bảy cái tát
Bảy cái tát là câu chuyện về nhân vật Kim Eun Sook – từng tham gia đội xử lý thi
thể cùng Dong Ho. Sau cuộc vận động dân chủ Gwangju, Eun Sook làm việc tại một nhà xuất bản nhằm đưa sự kiện này ra thế giới. Trong thời gian này, bị tình nghi là bao che cho một biên dịch viên đang bị truy nã, cô phải chịu bảy cái tát tay từ viên cảnh sát. Cô quyết định “Kể từ bây giờ, cô sẽ quên bảy cái tát đó. Mỗi ngày một cái, chỉ một tuần là
sẽ quên được hết”. Nhưng đến ngày thứ sáu má cô đã lành nên “cô sẽ không cần quên cái tát thứ bảy […] ngày ấy sẽ không bao giờ tới”.
- Chương 4: Thép và máu
Mượn lời nhân vật “tôi” để kể về câu chuyện Kim Jin Soo – từng cùng “tôi” tham gia cuộc vận động dân chủ, bị bắt giam và chịu đựng những tra tấn dã man. Jin Soo là người chiến đấu đến cùng, khảng khái và can trường. Tuy nhiên sau khi được ân xá, Jin Soo trở thành một kẻ u uất và nghiện rượu. Cuối cùng anh ta tìm đến cái chết.
- Chương 5: Mắt của đêm
Mắt của đêm kể về câu chuyện của Im bằng ngôi thứ nhất. Sau cuộc vận động dân
chủ, Im không thể trở lại cuộc sống bình thường như trước do phải chịu tra tấn trong quá khứ đã khiến cô chìm sâu vào những sang chấn tâm lý và mất khả năng làm mẹ. Trước những ký ức đau đớn đó, cô luôn muốn trốn tránh sống phần đời còn lại, đồng thời cắt đứt liên lạc với chị Song Hae.
27
Chương cuối được kể bằng lời của mẹ Dong Ho. Bằng giọng kể của tình mẫu tử, bà vẽ lại hình ảnh Dong Ho lúc còn sống và nỗi đau khổ cùng cực của gia đình mất con trai. Chương cuối cùng này cũng làm rõ tinh thần đấu tranh của những người trẻ trong cuộc vận động dân chủ mà tiêu biểu là nhân vật Dong Ho: Quyết định ở lại Uỷ ban tỉnh đến giây phút cuối cùng để bảo vệ cho những thi thể trước cuộc đổ bộ càn quét của lính quốc gia.
- Kết: Ngọn đèn tuyết phủ
Tác giả viết lại câu chuyện có thật của chính mình, gồm những kí ức thuở nhỏ liên quan đến cuộc vận động dân chủ Gwangju và quá trình gặp gỡ thân nhân của những người hi sinh trong phong trào này.
Mặc dù là một tác phẩm tiểu thuyết nhưng Bản chất của người lại được xây dựng trên cơ sở những câu chuyện có thật mà Han Kang từng được biết trong thời thơ ấu và lời kể của những nhân chứng mà cô gặp được. Giữ vai trò dẫn dắt nội dung của nhiều chương trong tiểu thuyết, nhân vật Dong Ho là hình ảnh nhân vật tái hiện lại số phận của một thanh niên cùng tên ngoài đời thật đã hi sinh trong phong trào 18/5. Người này vừa từng là học trò của Han Seung Won (bố của Han Kang), vừa là người chuyển đến sống trong căn nhà cũ của gia đình Han Kang tại Jungheung-dong (Gwangju) khi gia đình cô rời Gwangju để đến sống ở Samgak-dong (Seoul) vào năm nổ ra phong trào dân chủ 18/5. Đây cũng là cơ duyên để sau này nhà văn Han Kang gặp được anh trai của Dong Ho và biết thêm nhiều thông tin để có thể hoàn thành tác phẩm.
Bản chất của người được xem là một tác phẩm thành công của Han Kang bởi nó đã
tái hiện chân thực bối cảnh xã hội ở Gwangju những năm 1980 thông qua những thủ pháp văn học đầy dụng ý. Đánh giá về tác phẩm này, nhà phê bình văn học Baek Ji Yeon nhận định: “Khắc họa chi tiết hình ảnh của những sinh linh chịu tổn thương trong thế giới của tối tăm và bạo lực, quyển tiểu thuyết của nhà văn Han Kang đã trực tiếp đối mặt với sự tàn bạo có thực ở một tháng-Năm-Gwangju. Những trang viết chân thực, kết quả của sự hòa quyện tuyệt vời giữa ký ức của nhân chứng và khả năng tưởng tượng của người nghe, đã làm sống dậy một cách đau đớn “mười ngày đô thị” không thể nào quên.
28
Tiểu thuyết này đã cho người đọc thấy được đầy tha thiết đâu là những ký ức lịch sử phải được bẻ cong”.
Năm 2017, Bản chất của người đã được trao giải Malaparte – một giải thưởng văn học có uy tín của Italia. Bên cạnh đó, Bản chất của người còn được đề cử cho hai giải thưởng quốc tế khác vào năm 2018, bao gồm Huân chương văn học Andrew Carnegie dành cho tác phẩm hư cấu (Mỹ) và Giải thưởng Văn học quốc tế Dublin (Ireland). Điều này cho thấy sức hút đáng ghi nhận của tiểu thuyết này đối với độc giả quốc tế.
29
CHƯƠNG 4
PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ GWANGJU
ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TÁC PHẨM “BẢN CHẤT CỦA NGƯỜI”