7. Bố cục
4.2 Sự hi sinh và khát vọng dân chủ của người dân Hàn Quốc
Bất kỳ cuộc đấu tranh nào cũng không thể tránh khỏi sự mất mát và hi sinh. Cuộc đấu tranh dân chủ ngày 18 tháng 5 không chỉ đã gây ra chết chóc tang thương cho hàng nghìn người mà còn trở thành nỗi ám ảnh không thể quên đối với những người còn sống và tước đi quyền được hạnh phúc của rất nhiều gia đình. Trong Bản chất của người, Han Kang đã khắc họa được rõ nét những mất mát, hi sinh thông qua từng chương là từng nhân vật cụ riêng, cụ thể.
37
Jeong Dae phải kết thúc cuộc đời ở tuổi mười sáu trong cuộc bạo loạn đầy đau đớn, kinh hoàng và không được chôn cất tử tế. Còn Dong Ho, em phải trả giá bằng tính mạng của mình cho quyết định ở lại Ủy ban để bảo vệ cho những thi thể chưa xác định được nhân thân.
Người tham gia đấu thì ngã xuống, người còn sống phải chịu nỗi đau mất người thân. Bi kịch “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” được Han Kang khắc họa thông qua hình ảnh người mẹ của Dong Ho:
“Chính tay mẹ đã chôn con mà. Khi ấy con mặc bộ đồ thể dục màu xanh da trời, bên ngoài là áo khoác tập quân sự, mẹ đã thay cho con cái áo sơ mi trắng mặc bên trong bộ đồng phục mùa đông màu đen. Mẹ cài cả thắt lưng gọn gàng cho con, đi cho con đôi tất màu xám sạch sẽ. Khi đặt con vào cái quan tài ghép bằng ván ép rồi chất lên chiếc xe vệ sinh của tòa Thị chính, mẹ cũng đòi lên xe ngồi ở ghế trước để trông con. Mẹ không biết cái xe đi về đâu, mẹ chỉ ngồi nhìn chằm chằm về phía sau xe nơi con đang nằm.
Mẹ nhớ lúc ấy, nơi đồi cát sáng rỡ, hàng trăm người mặc đồ đen như đàn kiến đang khiêng quan tài đi tới. Mẹ cũng lờ mờ nhớ khi ấy, hai anh con đứng cắn chặt môi mà khóc. Hồi còn sống, bố con kể lúc đó mẹ không khóc, mà mẹ rứt một nắm cỏ đưa lên miệng nhai rồi nuốt. Nuốt xong mẹ ngồi co quắp nôn ra, nôn hết mẹ lại vơ một nắm cỏ khác nhai. Ấy vậy mà mẹ chẳng nhớ gì chuyện đó. Mẹ chỉ nhớ những việc trước khi đưa con ra chỗ chôn mà thôi. Trước khi đóng nắp quan tài mẹ nhìn mặt con lần cuối, không hiểu sao mặt mũi con lại nhợt nhạt đến thế. Lần đầu tiên mẹ nhận ra da con trắng đến thế đấy.” (trang 205, 206)
Cùng với đó, độc giả khó có thể quên được hình ảnh “ông lão tóc bạc trắng, đội mũ
phớt màu mực tàu, tay chống cây gậy bằng gỗ thông đỏ, lẩy bẩy bước từng bước” vượt
đường xa đến Ủy ban để tìm con trai và cháu gái:
“Hôm qua, tôi quá giang máy cày đi từ Hwasun sang đây. Người ta bảo máy cày không được vào trong thành phố, thế là phải lần mò mãi theo ngả đường núi không có quân lính canh giữ đấy. […]
38
Thằng út nhà tôi ấy mà, nó bị câm… Hồi nhỏ nó bị sốt thương hàn xong rồi không nói được nữa. Mấy hôm trước có người từ Gwangju xuống, họ bảo trong thành phố, quân lính dùng dùi cui đánh chết một người câm, mà đánh chết cũng lâu rồi. […]
Với lại đứa cháu gái con thằng cả nhà tôi ấy, nó đi học với ở trọ ngay trước trường Đại học Cheonnam, nhưng tối qua tôi ghé nhà trọ thì không thấy nó đâu cả… Cả chủ nhà, cả hàng xóm cũng chẳng thấy nó từ mấy hôm nay rồi.” (trang 49, 50)
Những người có thể sống sót, khi mọi thứ kinh khủng đã qua, khi bình yên đã hiện hữu thì bình yên dường như vẫn không thể tới khi quá khứ dày vò họ, khi màn đêm đến và những cơn ác mộng, họ vẫn cứ luẩn quẩn và thấy nhục nhã khi là người sống sót, có những người đã mất đi ý niệm về tình yêu, ham muốn tình cảm vốn có của mình. Có những người nhắc về quá khứ như vết nhơ dường như những năm tháng đó đã hút cạn sinh lực của họ để rồi trả lại thân xác thâm quầng, thân xác vẫn còn sống nhưng sự thực đã chết trong tâm hồn. Đó là một Kim Eun Sook với nỗi hoài vọng không nguôi về quá khứ, về những đồng đội đã hi sinh cùng những khắc nghiệt của quá khứ. Đó là sự dằn vặt không ngớt của nhân vật “tôi” trước cái chết của Kim Jin Soo – đồng đội cũ…
Theo số liệu của Quỹ Tưởng niệm 18 tháng 5 (5.18 기념재단)19, tính đến năm 2007,
trong số 376 người chết liên quan đến các hoạt động tra tấn 18 tháng 5, có 39 người chết do tự tử. Đây là một tỷ lệ rất cao: 10.4%. Cho đến nay, số nạn nhân của 18 tháng 5 tìm đến cái chết vẫn tiếp tục tăng”. Có thể nhận thấy điều này trong Bản chất của người ở điểm phản ánh cuộc đời ngắn ngủi và tăm tối của nhân vật Kim Jin Soo. Sau khi
được ân xá, từ một người can trường không sợ chết, Kim trở thành một kẻ thất bại, nghiện rượu, quyết định chấm dứt sự ám ảnh trong mình bằng cách tự sát:
“Đến tận bây giờ, tôi vẫn không sao chịu đựng nổi mùa hè. Khi mồ hôi tựa như loài sâu bọ chầm chậm bò xuống ngực xuống lưng, tôi lại cảm thấy ký ức về những giây phút
39
mình chỉ là một súc thịt đó trở về nguyên vẹn, và tôi phải hít thật sâu. Tôi phải nghiến chặt răng lại mà thở mỗi lúc một sâu hơn. (trang 137)
Dạo này cứ nhìn tập câu hỏi ôn thi là tôi lại đau đầu. Thực sự vì đau đầu như búa bổ nên tôi không học thuộc được […]
Anh có ngủ được không? Tôi không ngủ được nên một mình uống hết hai chai soju, rồi bây giờ đang phải húp canh giải rượu đây. Tại vì chị tôi không thích tôi uống rượu. Chị tôi ấy mà, chị ấy không nổi giận gì với tôi đâu. Chị ấy chỉ khóc thôi. Không muốn thấy cảnh đó nên tôi lại càng thèm rượu hơn. (trang 141)
Đó là lần cuối cùng tôi gặp Kim Jin Soo bằng xương bằng thịt.
Mùa đông năm đó, tôi nghe tin cậu ấy chết. Tôi không biết trong ba tháng cuối đời, cậu ấy đã sống như thế nào.” (trang 148)
Tuy phong trào ngày 18 tháng 5 bị chính quyền Chun Doo Hwan sử dụng mạnh tay các biện pháp đối phó nhưng không vì sợ hãi vũ lực mà người dân dừng đấu tranh. Ngược lại, khi thấy được sự vô lý, tàn độc của chính quyền, cuộc biểu tình ngày càng thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân Gwangju và các vùng lân cận:
“Ban đầu, quy mô cuộc biểu tình của giới học sinh, sinh viên không vượt quá quy mô của các cuộc biểu tình trước đó. […]
Cuộc biểu tình sáng ngày 19 nhận được sự tham gia của khoảng 3000 người. Sự tích cực của người dân đã cổ vũ tinh thần cho phong trào của học sinh, sinh viên.”20
Bất chấp hệ quả của cuộc đấu tranh này là gì, tinh thần đấu tranh trong tháng Năm lịch sử của nhân dân Gwangju vẫn không ngừng bùng lên như một ngọn lửa bất diệt. Người này ngã xuống người kia lại đứng lên, hình ảnh đẹp đẽ đó đã được lưu lại trong nhiều tư liệu lịch sử:
40
“Một thanh niên cởi trần, trên đầu đeo dải băng trắng đang đứng phất quốc kỳ phía trên xe bọc thép, miệng hô vang “Gwangju muôn năm!
Lập tức 5 – 6 thanh niên khác liền xuất hiện trước ngân hàng Hàn Quốc chi nhánh Gwangju trên đường Keumnam. Những người vừa vẫy cờ vừa hô to khẩu hiệu “Đả đảo Chun Doo Hwan!”, “Phóng thích Kim Dae Jung!”, “Xóa bỏ lệnh giới nghiêm”,…
Không ngoài dự đoán, họ đều biết sẽ có đổ máu và sẽ ngã xuống bởi súng đạn. Thế nhưng, không lâu, những thanh niên khác liền dìu họ vào hẻm, cầm lấy quốc kỳ vấy máu và lại hô vang.”21
Năm 2012, khi bắt đầu viết Bản chất của người, Han Kang đã làm giây phút hào hùng ấy tái sinh thêm lần nữa. Tiếng đạn vang lên vẫn không đủ sức quật ngã những người yêu tự do:
“Cùng lúc đó, từ con hẻm bên cạnh, ba người thanh niên chạy ra. Lúc họ đang sốc nách những người nằm gục trên đường định đỡ dậy, một tràng tiếng súng nổ vang lên từ phía đám lính ở giữa quảng trường. Ba thanh niên đó đổ gục xuống. Cậu nhìn sang con hẻm rộng bên kia đường. Khoảng ba chục người cả nam lẫn nữ nép sát vào bờ tường hai bên con hẻm, đứng như hóa đá nhìn cảnh tượng đang diễn ra.
Khoảng ba phút sau khi tiếng súng ngưng, từ con hẻm bên kia đường, một chú vóc người nhỏ thó lao một mạch ra. Giữa những người nằm gục trên đường, chú ấy lao hết tốc lực về phía một người. Tiếng súng lại liên tiếp vang lên, chú ấy ngã gục xuống. Chú đầu hói nãy giờ giữ cậu đưa bàn tay to dày lên che mắt cậu.” (trang 36)
Nhắc đến phong trào vận động dân chủ Gwangju trước hết phải nhắc đến tầng lớp học sinh, sinh viên là những người tiên phong trong việc đứng lên phản kháng lại chế độ tài trong những ngày đầu. Trong tác phẩm, lớp thanh niên xuất hiện trong hầu hết các mặt trận: trực tiếp tham gia đối đầu trực tiếp với chính quyền Chun Doo Hwan, xuất hiện
41
ở hậu phương bảo vệ thi thể cho đến khi có thân nhân đến nhận. Ngoài những nhân vật được kể với tên cụ thể như Dong Ho, Eun Sook, Jin Soo,… thì tinh thần thanh niên còn được Han Kang khắc họa trong những tập thể người không tên.
Trong Bản chất của người, ngọn lửa dân chủ còn được thể hiện là một cuộc đấu
tranh bằng trí của tầng lớp trí thức. Đó là sự đấu tranh của Eun Sook và cả đơn vị biên tập để một tác phẩm nghệ thuật về sự kiện tháng Năm đến được với khán giả.
Phong trào đấu tranh của công nhân còn được Han Kang tái hiện rõ nét trong Bản
chất của người. Tại chương Mắt của đêm, trong khi nhân vật Im trầm lặng và luôn muốn
quên đi quá khứ thì nhân vật Kim Jeong Hee lại xuất hiện như một ánh sáng đại diện cho tinh thần công nhân: kiên cường dù trong hoàn cảnh “chị nhận thù lao thay cho lương
tháng, tiền tuy chẳng đủ mức chi tiêu sinh hoạt tối thiểu”, dù sống trong bệnh viện sau
phong trào dân chủ:
“Chúng ta là cao quý.
Chị Seong Hee thường nói như vậy. Những ngày Chủ nhật được nghỉ, chị Seong Hee lại đi nghe giảng về Luật lao động ở văn phòng Công đoàn công nhân may mặc Cheonggye, những điều học được, chị ấy ghi chép kín đặc sổ tay rồi về dạy cho mọi người trong buổi họp mặt […] Vì vậy… chúng là cao quý. Mỗi khi bí từ hay chưa nhớ ra ngay nội dung, chị Seong Hee lại nói câu đó như chêm một câu đệm. Theo luật pháp hiện nay, chúng ta cũng cao quý như tất cả những người khác. Và theo như Luật lao động, chúng ta có quyền lợi chính đáng. Giọng chị Seong Hee dịu dàng và trong trẻo như một cô giáo tiểu học.” (trang 174, 175)
Đằng sau những người trực tiếp đứng lên đấu tranh đòi dân chủ là những người cha người mẹ dù không trực tiếp tham gia nhưng đã chấp nhận để con mình đi theo con đường mà sự sống vô cùng mong manh. Chính những người cha mẹ ấy đã trở thành một phần để đốt cháy thêm ngọn lửa của phong trào tháng Năm năm 1980. Dưới ngòi bút của Han Kang, sự hi sinh đó đã diễn ra thật bình dị nhưng sâu sắc, sự nặng nề của bạo lực và chết chóc dường như được giảm bớt :
42
“Người ta bảo sáu giờ ở đây đóng cửa mẹ ơi.
Mẹ kiễng chân cố nhìn cậu qua hàng người. Trán mẹ cau lại như trẻ con đang khóc, cậu hướng về phía vầng trán đó nói to.
Bao giờ đóng cửa thì con cũng sẽ bị đuổi về thôi. Đến lúc đó, khuôn mặt mẹ mới dãn ra.
Nhất định phải thế đấy nhé. Mẹ nói.
Nhớ về trước khi trời tối đấy. Về rồi cả nhà cùng ăn cơm.” (trang 49)
Trong sự kinh hoàng của bạo lực, tinh thần đấu tranh vì dân chủ của người dân Hàn Quốc đã được nhà văn Han Kang tái hiện từ hình ảnh của từng cá nhân đến tập thể. Từng cuộc đấu tranh lớn nhỏ đều đan xen những chi tiết bạo lực để ám chỉ phong trào đấu tranh lúc bấy giờ là một ngọn lửa không thể nào dập tắt. Mặt khác, bằng cách thể hiện tinh thần đấu tranh rộng khắp các thành phần trong xã hội, Bản chất của người đã khẳng định tính chính nghĩa của phong trào vận động dân chủ Gwangju 18 tháng 5: Một cuộc đứng lên được sự đồng lòng của toàn thể dân tộc.
43
KẾT LUẬN
“Bản chất của người là tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Sức mạnh của cuốn tiểu thuyết
này không chỉ là Dong Ho, mà dù hầu hết các câu chuyện của các nhân vật đều gây ám ảnh nhưng chỉ một lần cầm trên tay bạn chỉ muốn đọc liên tục mà thôi. Có lẽ chính là vì Han Kang đã đáp lại chân thành lời gửi gắm của anh trai Dong Ho rằng: “Xin hãy viết thật chân thực. Xin hãy viết để không ai có thể xúc phạm em tôi nữa”, và chính việc sử dụng tất cả các thủ pháp nghệ thuật vào “viết chân thực” đã làm nên sự chân thực của tác phẩm.” (Nhà phê bình văn học Baek Nak Cheong)22
Để có được một cuộc sống với mức dân chủ cao như Hàn Quốc ngày nay thì họ đã trải qua những thăng trầm đấu tranh liên tục. Dù có nhiều hi sinh, đổ máu, mất mát nhưng họ vẫn cứ liên tục đấu tranh, vẫn cứ đương đầu với nhiều thách thức về sinh mạng chống lại súng đạn, bạo lực để được sống trọn vẹn với những giá trị tự do, dân chủ mà vốn dĩ là của họ - những người dân thường.
Thông qua Bản chất của người, Han Kang đã tái hiện thành công những tội ác đẫm máu, đầy bạo lực mà chính quyền Chun Doo Hwan gây ra trong quá khứ. Đồng thời cũng đã làm nổi bật lên được bầu không khí sôi sục đấu tranh vì dân chủ của người dân Hàn Quốc. Tác phẩm cũng góp phần khẳng định tính chính nghĩa của phong trào đấu tranh dân chủ 18 tháng 5 của người dân. Bằng những đau đớn được miêu tả rất thực qua ngòi bút của Han Kang vừa tố cáo tội ác của bạo lực vừa là sự xoa dịu nỗi đau cho những người đã ngã xuống và cho những gia đình mất người thân.
Bản chất của người đã được đánh giá là một trong những tiểu thuyết xuất sắc và giàu
sức lay động nhất của Han Kang, được chính tác giả thừa nhận là “tác phẩm mà tôi không thể trốn tránh, không thể không viết, nếu không viết, không vượt qua, có lẽ tôi sẽ không thể đi tiếp đến bất cứ đâu.”
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Han Kang (2019). Bản chất của người. (Kim Ngân dịch) Nhà xuất bản Hà Nội. 2. Phương Lựu, Trần Đình Sử (2004). Lí luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư (2008). Lí luận văn học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
4. K. Marx, F. Engels (1977). Về văn học nghệ thuật. Nhà xuất bản Sự thật. 5. V. I. Lenin (1976). Về văn học nghệ thuật. Nhà xuất bản Văn học.
6. Hwang Seok Yeong, Lee Jae Eun, Jeong Yong Ho (2017). 죽음을 넘어 시대의 어둠을
넘어: 광주 5월 민중항쟁의 기록 (Đi qua cái chết, đi qua bóng tối của thời đại: Tài liệu đấu
tranh dân chủ tháng 5 Gwangju). Nhà xuất bản Changbi.
7. Park Se Kil (2015). 다시 쓰는 한국 현대사 3 (Viết lại lịch sử Hàn Quốc hiện đại 3).
Nhà xuất bản Dolbegae.
8. Cho S.H. (2018). 한강의 『소년이 온다』와 홀로코스트 문학 - 고통과 치욕의
증언과 원한의 윤리를 중심으로. Đại học Seoul.
9. Kim S.R. (2018). 한강 소설에 나타난 ‘분노의 정동’ 연구 - 장편소설 『소년이 온다』(2014)를중심으로. Hiệp hội Văn học và Ngôn ngữ Ewha (이화어문학회).
10. Lee S. (2015). 일반논문 예술가의 사회적 책무 폭력의 기억과 인간의 본질 -
한강의 『소년이 온다』를 중심으로(2014). Hiệp hội Lý luận văn học hiện đại
(현대문학이론학회).
45
12. Bản chất của người – Han Kang – Thúy Diễm viết. (15/01/2020). Truy xuất từ