Bạo lực của chính quyền Tổng thống Chun Doo Hwan

Một phần của tài liệu [NIÊN LUẬN]_LÊ VĂN SOẮN (Trang 34 - 41)

7. Bố cục

4.1 Bạo lực của chính quyền Tổng thống Chun Doo Hwan

“24 giờ ngày 17 tháng 8 năm 1980, Lệnh giới nghiêm khẩn cấp có hiệu lực toàn quốc. Bộ Tư lệnh bắt đầu tiến hành các biện pháp ngăn chặn những hoạt động chính trị, cấm biểu tình, kiểm duyệt gắt gao hoạt động phát hành báo chí và truyền hình, đóng cửa các trường đại học, cấm nghỉ việc và đình công,…”14. Sau khi lệnh giới nghiêm (계엄군) được ban hành, phong trào dân chủ từng nổ ra dưới thời Tổng thống Park Chung Hee lại bùng lên lần nữa. Ban đầu, phong trào chỉ là những cuộc biểu tình nhỏ lẻ của sinh viên, sau đó thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân và trở nên lớn mạnh nhất ở Gwangju. Từ khi cuộc vận động dân chủ có những chuyển biến đầu tiên, chính quyền Chun Doo Hwan đã tiến hành các biện pháp bạo lực thể hiện rõ mục đích loại bỏ nhu cầu dân chủ hóa của người dân. “Trước hành động nằm ngoài dự đoán từ sinh viên, lực

lượng không quân một mặt vừa bất ngờ, mặt khác lại vô cùng nóng giận trước việc không thể gây khiếp sợ cho đối phương. Kết quả là bất chấp các sinh viên ném đá, lính không quân đã la hét và tấn công những người này. Mặc dù đã nhất loạt bỏ chạy nhưng một bộ phận sinh viên vẫn bị bắt và phải chịu đánh đập vô cùng dã man. Những dân thường chứng kiến cảnh này trong lúc bỏ chạy cũng bị binh lính dùng bạo lực tấn công”15.

Cuộc vận động dân chủ của nhân dân Gwangju với mục đích duy nhất là yêu cầu chính quyền Chun Doo Hwan thay đổi một số chính sách về dân chủ nhưng không lâu sau đã trở thành một cuộc đối đầu bằng vũ trang đẫm máu giữa hai bên. Trước sự phản

14국가기록원 (http://www.archives.go.kr)

30

kháng ngày càng mạnh mẽ của người dân, chính quyền Chun ngày càng trở nên hiếu chiến:

“Ngay lập tức, phía Chun Doo Hwan đưa ngay đến trung tâm thành phố Gwangju bảy lữ đoàn không quân, mở đầu cho chiến dịch trấn áp vô nhân đạo bằng quân đội. Như lũ sói khát máu, những tên lính này dùng bạo lực với bất cứ thanh niên nào trông giống sinh viên”16.

Trong tiểu thuyết Bản chất của người, nhà văn Han Kang đã tái hiện lại tội ác bạo lực bằng nhiều chi tiết ám ảnh. Bạo lực in bóng trên khắp đường phố. Binh lính của chính quyền Chun sẵn sàng đàn áp tất cả những người không may rơi vào mắt chúng:

“Có chuyện gì vậy ạ? Giờ chúng tôi đang đến nhà thờ…

Chàng trai mặc âu phục chưa kịp nói hết câu, cậu đã được thấy thế nào là cánh tay của con người. Cậu đã được chứng kiến bàn tay người, thắt lưng người, chân người có thể làm những gì. Xin tha cho tôi. Chàng trai hổn hển gào. Đám người kia vẫn không ngừng giáng dùi cui xuống cho tới khi đôi chân co giật của anh thanh niên kia lặng dần. Cô gái bên cạnh đang gào thét không ngớt thì bị túm lấy tóc, cậu không biết sau đó cô ra sao.” (trang 28)

Rời đường phố, Han Kang đưa người đọc đi đến nhà lao để chứng kiến sự tàn bạo mà bè lũ độc tài đang ra sức thể hiện. Ở chương Thép và máu, nó trở thành những ký ức kinh hoàng mà nhân vật “tôi” không thể nào quên:

“Tất cả phải ngồi khoanh chân ngay ngắn, nhìn thẳng về phía song sắt. Một tay hạ sĩ nói chỉ cần chúng tôi đảo mắt thôi là hắn sẽ gí đầu thuốc lá vào mắt chúng tôi, và để làm gương, hắn đã thực sự gí đầu thuốc lá đang cháy vào mí mắt của một chú trung niên. Một em học sinh cấp ba chỉ vô tình đưa tay lên sờ mặt cũng đã bị đánh đập, giẫm đạp tới lúc ngất xỉu nằm rũ ra.”

31

“Tôi vẫn còn nhớ cơn khát như thú vật dù là nước tiểu cũng muốn hứng lấy mà uống

ấy. Tôi vẫn còn nhớ nỗi khiếp sợ nhỡ đâu mình đột nhiên ngủ gật, nỗi khiếp sợ rằng đám quân lính kia bất cứ lúc nào cũng có thể tiến lại mà ghí đầu thuốc lá vào mí mắt mình.”

(trang 120, 121)

“Tất cả cúi đầu xuống.

Theo mệnh lệnh của tay hạ sĩ, tôi cúi đầu xuống. Cúi thấp hơn nữa.

Tôi cúi thấp hơn nữa.

Thẩm phán sắp đến rồi. Chỉ cần họ ho he một tiếng là sẽ bị bắn chết ngay tại chỗ, nghe rõ chưa? Phải câm miệng và cúi đầu đến phút cuối cùng. Phần biện hộ cuối không được kéo dài quá một phút, nghe rõ chưa?

Bọn họ đeo súng đã nạp đạn đi đi lại lại giữa các hàng ghế, hễ thấy người nào ngồi tư thế không ngay ngắn là bọn họ vung báng súng giáng vào đầu.” (trang 138)

“Chúng tôi nằm cắm đầu xuống hành lang tầng hai, đến lúc mặt trời lên, chúng tôi bị quân lính lôi xuống dưới sân Ủy ban tỉnh. Tay trói quặt sau lưng, chúng tôi quỳ thành hàng dọc theo bức tường cuối sân, một tay sĩ quan bước lại phía chúng tôi. Hắn khá kích động. Hắn giơ chân đi giày nhà binh đạp lên lưng từng người chúng tôi cho cắm đầu xuống đất rồi không tiếc lời chửi rủa. Mẹ kiếp, tao từng tham chiến ở Việt Nam về đấy nhé. Chính tay tao đã giết hơn ba chục thằng Việt Cộng rồi đấy, mấy thằng bẩn thỉu chúng mày hiểu chưa. […]

Nhìn mấy thằng khốn kìa, chân tiếp tục đạp lên lưng Kim Jin Soo, tay sĩ quan vẫn đang trong cơn kích động gào lên. Mẹ kiếp mấy thằng khốn, đầu hàng phải không? Một chân vẫn giẫm trên lưng Kim Jin Soo, hắn nâng niu khẩu M16 lên nhắm bắn. Không chút lưỡng lự, hắn nổ súng vào bọn trẻ.” (trang 150, 151)

Sự tàn nhẫn này một lần nữa hiện lên rõ nét qua lời kể của Im – nhân vật chính ở chương Mắt của đêm. Mọi thứ quá gay gắt và đau đớn để một người phụ nữ như Im để có thể nhớ và kể lại:

32

“Họ kéo chúng tôi xuống trước một tòa nhà trên một ngọn đồi vắng lặng. Trò hành hạ bắt đầu. Những lời chửi rủa, những cú đá, những báng súng giáng xuống. Một người đàn ông béo mập ngoài ba mươi tuổi mặc áo sơ mi trắng và quần tây rộng thùng thình đã không chịu nổi mà gào lên.

Thà cứ giết tôi luôn đi.

Bọn họ vây lấy người đàn ông đó. Dùi cui lên tới tấp như thể họ định giết người đó thật. Chỉ trong chốc lát, người đàn ông đã rũ xuống bất động, chúng tôi nín thở nhìn người đó. Bọn họ xách xô nước tới giội xuống khuôn mặt đầy máu của người đàn ông rồi chụp ảnh. Mắt của người đàn ông vẫn đang hé mở. Từ cằm xuống gò má đã được nước giội rửa sạch, máu tươi đang chảy xuống.” (trang 162)

Cứ như thế, những hành động phi nhân tính từ bọn binh lính tay sai của chính quyền quân sự độc tài Chun Doo Hwan đã được Han Kang vạch trần thông qua câu chuyện của từng nhân vật. Những chi tiết trong Bản chất của người thực sự không sai trong thực tế, những hành động bạo lực của chính quyền Chun đã được nhiều nhân chứng kể lại:

“Trên đường chạy đến chi nhánh tại Gwangju của Nhật báo Dong A để tránh cuộc trấn áp, một số thanh niên đã bị bảy tên lính không quân – trên người đeo súng có giắt gươm – đuổi theo, đánh đập và lôi đi không thương tiếc. Bọn lính này còn điên cuồng đánh đập và giải đi cả những nhân viên tòa soạn vô can. Một cô gái trẻ bị bảy tên lính không quân xé rách quần áo và mang lên bêu rếu trên nóc xe tải. […] Ở khu vực hàng rào phía sau của trường tiểu học Chung Ang, một cụ già đã bị tra tấn bằng dùi cui khi cố ngăn bảy tên lính không quân đang cố lột đồ và tra tấn một số nữ sinh.”17

Không chỉ khắc họa trực tiếp hành động bạo lực của chính quyền Chun Doo Hwan đối với người dân tham gia cuộc vận động dân chủ mà Han Kang còn lên án tội ác chính quyền Chun thông qua nhiều chi tiết đầy ghê rợn. Không nói chi tiết vào những số liệu thống kê những người thiệt mạng, Han Kang tập trung viết về sự tang tóc bấy giờ bằng

33

hình ảnh hàng nghìn người chờ xác nhận thông tin người thân ở Uỷ ban tỉnh. Tại đây, họ chia sẻ với nhau những mất mác:

“Chúng ta hãy dành một phút mặc niệm những người đã ra đi trước.

Trong khoảnh khắc, tiếng huyên náo của mấy ngàn con người đồng loạt im bặt, sự tĩnh mĩnh xung quanh đột nhiên cảm giác thật rõ rệt khiến cậu giật mình.” (trang 11)

Và đồng thời truyền cho nhau tinh thần khảng khái đầy thiêng liêng bất chấp những con quỷ khát máu đang phủ bóng khắp nơi:

“Sau tiếng cô gái bắt nhịp, Quốc ca bắt đầu vang lên. Giọng hát của hàng ngàn người chồng chất tầng tầng lớp lớp như một ngọn tháp cao hàng ngàn mét, át hẳn giọng hát của cô gái. Giai điệu nhọc nhằn leo đến cao trào để rồi lại lao thẳng xuống, cậu cũng khe khẽ cất giọng theo.” (trang 8)

Bạo lực cũng tồn tại trong bầu không khí bức bối ở Uỷ ban, khi những chiếc quan tài được đưa đến liên tục và chẳng mấy chốc khu hội trường đã chất đầy những chiếc quan tài. Nó có hình khối khi hiện thân trong chiếc đài phun nước trước Uỷ ban – đài phun nước vẫn hoạt động trong những ngày bạo lực lên cao trào, như đang ăn mừng một lễ hội. Hiện thân của nó còn là hình ảnh chiếc bút bi trong phòng thẩm vấn – thứ luôn phải chuẩn bị trước mỗi lần hỏi cung:

“Đấy là loại bút bi bình thường, bút bi mực đen hiệu Monami. Họ cài chéo cái bút đó vào giữa hai ngón tay tôi.

Bên tay trái ạ. Vì tay tôi còn phải viết bản tường trình mà. Vâng, rồi họ cứ thế vặn cái bút. Theo cả hướng này nữa.

Mới đầu thì tôi vẫn chịu được. Nhưng ngày nào họ cũng kẹp bút và vặn ở cùng một chỗ nết vết thương ngày càng sâu. Máu chảy lẫn với mủ. Về sau ở chỗ ấy lỗ cả xương trắng. Lúc xương lộ ra, họ lấy bông tẩm cồn nhét vào.” (trang 118)

Tội ác kinh hoàng của chính quyền Chun Doo Hwan được Han Kang miêu tả lại bằng những tiết rất thực, ghê tởm, cho thấy rõ sự tàn bạo của chính phủ bấy giờ:

34

“Trong số đó, tệ nhất là tình trạng của người nằm sát bờ tường phía trong cùng. Lần đầu tiên cậu thấy thì đó là một cô gái nhỏ nhắn khoảng mười chín hai mươi, nhưng do cơ thể dần thối rữa và trương lên nên giờ người cô đã phình to, ngang một người đàn ông trưởng thành. Mỗi lần lật mảnh vải cho những người đến tìm con gái hay em gái xem mặt, cậu lại giật mình vì tốc độ phân hủy của cái xác. Từ trên trán cô gái, cho tới mắt bên trái, xương gò má với cằm, tới mạng sườn và phần ngực trái lộ trần… có nhiều vết thương do lưỡi lê chém.” (trang 12)

“Trên sàn là một thanh niên bị lưỡi lê chém ngang cổ, lòi cả lưỡi gà đỏ lòm ra ngoài, chị mặt đồng phục lấy khăn ướt lau mặt cho người đó. Chị đưa tay cố vuốt đôi mắt trợn ngược cho nhắm lại, sau đó nhúng cái khăn vào xô nước, giũ sạch rồi vắt thật kiệt nước. Nước lẫn máu nhỏ long tong bắn cả ra ngoài xô.” (trang 16)

“Những người đó vừa mới chết chưa bao lâu, hình hài vẫn còn quá sức sống động. Ngồi nhặt đống ruột gan lờ nhờ không ngừng xổ ra nhét lại vào trong bụng cho họ, chị Eun Sook thường chạy vụt ra khỏi hội trường để nôn.” (trang 22)

Sử dụng bạo lực để xây dựng một chính quyền độc tài không chỉ diễn ra trong phong trào vận động dân chủ mà còn được kéo dài sau khi phong trào đã kết thúc. Nhằm che đậy tội ác đã gây ra, chính quyền Chun vừa đưa ra thông báo về thiệt hại thấp hơn thực tế, vừa quyết liệt ngăn chặn hoạt động của các cơ quan truyền thông đứng về phía người dân. Các truyền đài truyền hình lớn không đưa bất kỳ tin tức gì về cuộc vận động đang diễn ra.

“Truyền hình Jeonil trong suốt hai ngày không trình bày một lời nào về những hành động của phân đội không quân; đài MBC không không giành một giây nào để cập nhật tình hình của Gwangju, thay vào đó chỉ phát những chương trình tạp kỹ.”18

Bên cạnh đó, Han Kang còn xây dựng nên một bức tranh đầy tăm tối, u ám trong rừng tại chương 2 - Hơi thở đen, nơi đây là xác của những người hi sinh trong cuộc đấu

35

tranh dân chủ được quân đội đem đến để thiêu hủy. Điều đáng chú ý ở đây là xác những người được đưa đến đây chỉ được thiêu hủy vào buổi tối, cho những hành động của của quân đội tay sai là bất chính, cố tình che đậy tội lỗi của họ.

“Bọn họ tiến lại gần. Quân phục rằn ri, đầu đội mũ sắt, tay đeo băng chữ thập đỏ, họ nhanh chóng bước tới. Họ chia thành hai nhóm người và bắt đầu khiêng xác chúng tôi quẳn lên xe tải quân dụng. Động tác của họ máy móc như thể đang vận chuyển những bao tải lúa gạo.” (trang 53)

Lần này, họ chỉ có hai người. Họ túm lấy tay chân của những xác chết mới và chuyển từng người về phía chúng tôi. Có bốn cái xác bị vật tù đánh lõm cả sọ, áo loang lổ máu, và một cái xác mặc quần áo bệnh nhân kẻ sọc xanh. Hai người kia họ lại chất theo hình chữ thập thành một đống thấp bên cạnh xác chúng tôi. Sau khi chất cái xác mặc đồ bệnh nhân lên trên cùng, họ phủ bao tải rơm lên và đứng lùi lại. Nhìn hai cặp lông mày cau lại cùng hai đôi mắt trống rỗng của họ, tôi nhận ra một điều. Đó là trong vòng một ngày, xác chúng tôi đã bốc lên một mùi khủng khiếp.” (trang 60, 61)

“Đêm đó, sớm hơn thường lệ, bọn họ tới trước nửa đêm. Nghe tiếng họ đến, như mọi lần, tôi tách mình khỏi xác người, chập chờn dựa vào bóng những cây dại. Mấy ngày vừa rồi, lúc nào cũng chỉ đúng hai người không đổi đến đây, nhưng lần này, tính thêm cả những người lần đầu tiên thấy mặt thì tổng cộng là sáu người. Bọn họ túm bừa lấy chân tay của những xác người và khiêng tới, không hiểu sao họ không xếp ngay ngắn theo hình thánh giá, mà cứ thế chất đại khái cho xong. […]

Một trong số bọn họ quay về chỗ xe tải, hai tay xách một can dầu to, chậm chạp bước tới. Người đó dồn sức vào hông, vào vai, vào cánh tay mà xách cái can nhựa, loạng choạng tiến gần đến chỗ xác chúng tôi. […]

Với vẻ bình thản, người đó mở nắp can và bắt đầu rưới dầu lên trên tháp xác người. Rưới thật đều, thật công bằng cho tất cả xác chúng tôi. Người đó lắc cái can dốc sạch tới giọt cuối cùng, sau đó tất cả bọn họ lùi lại đằng sau. Họ châm lửa vào cành củi khô rồi lấy hết sức mà quăng vào cái tháp.” (trang 69, 70)

36

Bản chất của người không đi sâu phân tích số liệu để lên án tội ác của chính quyền độc tài mà thay vào đó là việc kể lại quá trình nhân vật Kim Eun Sook đem kịch bản một quyển sách về cuộc đấu tranh dân chủ 18 tháng 5 đi kiểm duyệt, Han Kang cho thấy được sự ngang tàng, không minh bạch của chính quyền dưới thời Chun Doo Hwan. Hai sự việc thể hiện rõ nhất cho điều này là:

Bảy cái tát vào tai mà cô Kim Eun Sook phải hứng chịu vì bị tình nghi bao che cho một tên dịch giả bị truy nã: “Cô bị tát bảy cái. Vào khoảng bốn giờ chiều ngày thứ Tư.

Không biết là từ phát tát thứ mấy, do bị tát liên tiếp vào cùng một chỗ nên gò má bên phải của cô bị vỡ mạch máu. Cô vừa bước ra ngoài vừa đưa tay chùi máu. Khí trời cuối

Một phần của tài liệu [NIÊN LUẬN]_LÊ VĂN SOẮN (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)