Năng lực đọc hiểu của học sinh trung học, nhìn một cách tổng quát, cho đến nay

Một phần của tài liệu tap_huan_ngu_van_6_full_f49f9c99d9 (Trang 28 - 29)

II. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ MỘT SỐ VẤN

1. Năng lực đọc hiểu của học sinh trung học, nhìn một cách tổng quát, cho đến nay

học, nhìn một cách tổng quát, cho đến nay vẫn còn nhiều tồn tại. Trước hết là học sinh ngại đọc văn bản, không đọc tác phẩm. Hầu hết học sinh tiếp nhận một cách thụ động, bị áp đặt và ảnh hưởng nhiều từ cách hiểu của thầy, cô giáo hoặc phụ thuộc vào

các tài liệu có sẵn trong các sách văn mẫu tràn lan trên thị trường và mạng internet. Khả năng tự đọc, tự khám phá, tự hiểu (đọc độc lập) theo cách của chính người đọc rất yếu: yếu cả việc tiếp nhận, lí giải nội dung trong mối quan hệ với hình thức nghệ thuật; yếu cả cách thức khám phá ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm ấy. Nói cách khác, học sinh không tự mình trả lời được các câu hỏi: tác phẩm này hay ở chỗ nào? Vì sao như thế là hay? Và làm thế nào để thấy được cái hay, cái đẹp ấy? Nhất là khi gặp các tác phẩm chưa được học.

Phần lớn học sinh chỉ thấy bề nổi của văn bản – tác phẩm; chẳng hạn học một truyện ngắn thì chỉ biết cốt truyện (truyện kể việc gì, ai là nhân vật chính, chuyện ấy xảy ra thế nào,...). Cơ bản chỉ thế và thế cũng đã được coi là có học bài, đã đọc tác phẩm. Khi bắt đầu phải trả lời các câu hỏi khám phá bề sâu như chủ đề, ý nghĩa, tư tưởng, cảm hứng của tác phẩm là phần lớn học sinh không làm được, chủ yếu sẽ chỉ nói lại, thuộc lòng những gì thầy cô cho chép, cho ghi. Và nhiều thầy, cô thì cũng chỉ chép lại, nói lại những điều sách giáo viên và các nhà phê bình đã viết. Rất ít thầy cô tự mình hiểu, khám phá và phát biểu các suy nghĩ của chính mình về tác phẩm ấy.

Phần lớn học sinh không thấy mối quan hệ giữa hình thức và nội dung; tách rời hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung tác phẩm; hoặc chỉ hiểu hình thức một cách máy móc, công thức và cũng chủ yếu nghe theo thầy cô giảng; không tự mình thấy được các hình thức nghệ thuật mà nhà văn sử dụng và nhất là hiệu quả, tác dụng của các hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của người viết. Phần lớn học sinh chỉ hướng tới tác phẩm và tìm hiểu thông tin từ tác phẩm, tức chỉ hướng tới khách thể mà chưa chú ý khám phá chủ thể người đọc trên cả hai bình diện. Một là chưa liên hệ, vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm của cá nhân để hiểu và thưởng thức, khám phá và làm rõ thêm giá trị của tác phẩm từ phương diện người đọc. Hai là chưa thấy được sự tác động của văn bản – tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm và tư tưởng của cá nhân người đọc. Tức là các em chưa thấy văn học không chỉ giúp người đọc nhận thức xã hội, hiểu con người và cuộc sống bên ngoài mà còn giúp họ nhận thức và hiểu sâu sắc chính bản thân mình. Theo cách phân loại về đọc của các nhà lí luận thì học sinh của ta chỉ mới chú ý vào cách đọc trừu xuất (efferent reading). Đó là cách đọc chỉ tập trung hướng tới việc khai thác các

sự kiện, thông tin, dữ liệu, giải pháp,... được nói tới trong tác phẩm mà chưa chú trọng cách đọc thẩm mĩ (aesthetic reading). Đọc thẩm mĩ đòi hỏi chú trọng tới cảm xúc, thái độ và tư tưởng người đọc trong quá trình đọc văn bản; là cách đọc “đắm chìm vào” (immersive reading) thế giới tác phẩm.

Phần lớn học sinh chỉ biết nhìn vào chữ và đọc thành tiếng (đọc to hoặc đọc thầm) còn để hiểu tác phẩm (nhất là đọc bề sâu và đọc thẩm mĩ) cần phải dựa vào đâu, bắt đầu từ những gì, bằng cách nào?,... thì hầu như học sinh rất lúng túng do chưa được trang bị cách thức và thực hành rèn luyện. Có nghĩa là chưa được trang bị và rèn luyện về cách đọc, phương pháp đọc hiểu, nhất là với văn bản văn học.

Một phần của tài liệu tap_huan_ngu_van_6_full_f49f9c99d9 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)