HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Một phần của tài liệu tap_huan_ngu_van_6_full_f49f9c99d9 (Trang 47 - 49)

PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU 1. Lưu ý

Thực hành đọc hiểu được tiến hành sau

bài đọc hiểu chính, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đã hình thành bước đầu qua hai văn bản đọc chính. Do thời gian và tính chất thực hành nên giờ học này không cần đầy đủ các bước và các hoạt động như bài học chính mà tập trung vào hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản luôn. Nghĩa là có thể bắt đầu tổ chức Hoạt động 2 hoặc Hoạt động 3 luôn, tuỳ vào

thời lượng dành cho bài học này. Trong các hoạt động này hoạt động bắt buộc là HS phải đọc văn bản; còn lại không nhất thiết phải tìm hiểu tất cả các câu hỏi nêu

trong SGK. GV có thể lựa chọn một số câu quan trọng để hướng dẫn HS tìm hiểu hoặc củng cố lại các kĩ thuật đọc truyện ngắn từ các văn bản đã học.

2. Gợi ý tổ chức thực hành đọc hiểuVăn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Văn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Hoạt động 1. Khởi động

GV nêu yêu cầu thực hành đọc hiểu. Ví dụ: Các em đã học đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết Thánh Gióng ở tiết học trước. Bài này, chúng ta vận dụng các hiểu biết về truyền thuyết ở bài trước để thực hành đọc hiểu truyền thuyết

Sự tích Hồ Gươm.

Hoạt động 2. Đọc và kiểm tra việc đọc văn bản của HS

GV hỏi HS về việc đọc ở nhà bằng cách yêu cầu tóm tắt truyện, nêu các nhân vật chính hoặc dựa vào các nội dung nêu ở cột bên phải trong văn bản truyện này để kiểm tra việc đọc của HS. Có thể đọc lại một vài đoạn và lưu ý HS quan sát, suy nghĩ các câu hỏi ở cột phải.

Hoạt động 3. Tổ chức đọc hiểu văn bản

Có thể chia nhóm tìm hiểu bốn câu hỏi trong SGK, sau đó trao đổi và nhận xét.

GV nêu nhiệm vụ Những điểm cần lưu ý Câu 1. Em hãy nêu những sự

kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận biết sự kiện chính của một câu chuyện, các yếu tố làm nên cốt truyện. GV yêu cầu HS tham khảo Câu 1 bài

Thánh Gióng có yêu cầu tương tự để vận dụng

vào bài học này. HS chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình; sau đó cho nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.

Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận biết nhân vật nổi bật (nhân vật chính) trong truyện và đặc điểm của nhân vật. GV gợi mở HS nhớ lại các kiến thức lịch sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi để làm rõ nhân vật chính trong truyền thuyết này. Gợi ý cho HS nhận biết các đặc điểm nhân vật dựa vào: xuất thân, ngoại hình, lời nói, hành động, qua lời nhận xét của

Câu 3. Những chi tiết nào liên quan đến sự thật lịch sử? Những chi tiết nào là tưởng tượng hoang đường, kì ảo?

Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận biết sự kiện chính của một câu chuyện, các yếu tố làm nên cốt truyện. GV yêu cầu HS tham khảo Câu 1 bài Thánh Gióng có yêu cầu tương tự để vận dụng vào bài học này. HS chuẩn bị và trình bày ý kiến của mình; sau đó cho nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh.

Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào và giúp em hiểu thêm được những gì?

Tham khảo ý nghĩa này ở bài Thánh Gióng để

nêu gợi ý cho HS trả lời. Chú ý, Hồ Gươm ở thủ đô, việc nhà vua trả lại gươm cho Long Quân nói lên khát vọng mong muốn gì của nhân dân ta? Điều đó liên quan đến cuộc sống hiện nay, luôn nhắc nhở người đời sau điều gì?

Nếu có thời gian, GV tiến hành thêm Hoạt động 4. Tổng kết như giờ đọc văn bản chính.

Một phần của tài liệu tap_huan_ngu_van_6_full_f49f9c99d9 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)