2.2.1. Quy hoạch và hiện trạng băng 800/850MHz:
Hiện tại, Châu Á không có nhu cầu hài hòa phổ tần số và được phép hoạt động rất đa dạng trong băng tần 800MHz. Ví dụ: Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng 2x30MHz; nhiều nước khác có nhu cầu sử dụng 2x25MHz; 2x20MHz; 2x15MHz; 2x10MHz và có thể không sử dụng.
Tại khu vực ASEAN: Các nước trong khu vực sử dụng đa dạng công nghệ và phổ tần trong băng 800MHz, cụ thể: Thái Lan và Philippine sử dụng 2 x 25MHz; Việt Nam và Indonesia sử dụng 2 x 11MHz; Miến Điện và Campuchia sử dụng 2 x 10MHz; Brunei, Malaysia và Lào chưa sử dụng băng tần 800MHz cho thông tin di động.
28
Bảng 2.1 Quy hoạch băng 800MHz của một số nước trong khu vực
Quốc gia Uplink (MHz) Downlink (MHz) Phổ tần (MHz) Phương thức Cambodia 825 – 835 870 – 880 2 x 10 WCDMA FDD Trung Quốc 825 – 835 870 – 880 2 x 10 CDMA2000 FDD Indonesia 824 – 835 869 – 880 2 x11 CDMA FDD Japan 815 – 845 860 – 890 2 x30 UMTS 800 Korea 819 – 849 864 – 894 2 x30 LTE 800
Miến Điện 825 – 835 870 – 880 2 x 10 CDMA2000 FDD NewZealand 825 – 840 870 – 885 2 x 15 UMTS 800 Pakistan 824 – 834 869 – 879 2 x 10 LTE850 Papua New Guinea 824 – 835 869 – 880 2 x 11 CDMA2000 Philippines 824 – 849 869 – 894 2 x25 UMTS/HSDPA.HSP A+
Đài Loan 825 – 845 870 – 890 2 x20 CDMA 800 Thái Lan 824 – 849 869 – 894 2 x 25 UMTS 850
Úc 825 – 845 870 – 890 2 x 20 UMTS 850, LTE850
Trong năm 2020, Cục Tần số vô tuyến điện Lào đã gặp vấn đề can nhiễu giữa Downlink băng 850MHz và Uplink băng 900MHz, với quy hoạch băng tần như sau:
29
Hình 2.3 Quy hoạch băng 850/900MHz tại Lào
Nguyên nhân can nhiễu được đưa ra: Downlink băng 850MHz và Uplink băng 900MHz của 2 doanh nghiệp này phát quá gần nhau, không có khoảng bảo vệ Guardband tối thiểu dẫn đến hiện tượng nhiễu trường gần, chất lượng dịch vụ giảm sút.
Dải tần 800 MHz là dải tần mong muốn của các nhà khai thác di động bởi vì dải tần phù hợp với các công nghệ dịch vụ tế bào nội địa. Hiện nay, dải tần trên được sử dụng bởi Truyền thông truy nhập tổng theo một thỏa thuận nhượng quyền của cơ quan viễn thông Thái Lan CAT. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào tháng 9 năm 2018. Một đại diện của đường sắt Thái Lan nói rằng họ đang chờ đợi chính phủ xem xét chi phí triển khai công nghệ đường sắt cao tốc để chọn công nghệ phù hợp. Nếu chính phủ chọn công nghệ đường sắt của Trung Quốc thì đòi hỏi cần sử dụng 10 MHz cho thông tin đường sắt, còn nếu chính phủ lựa chọn công nghệ đường sắt của Châu Âu thì chỉ cần 5 MHz.
Tại Malaysia, tất cả các dịch vụ hệ thống Radio Trunking hoạt động đang sử dụng tại băng tần 800 MHz (806 MHz đến 821 MHz và 851 MHz đến 866 MHz). Tuy nhiên, các quyết định của Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới (WRC) 2000 và 2007 đã phân bổ các băng tần 800/900 MHz cho các dịch vụ di động. Vì vậy Malaysia đang xem xét chuyển các dịch vụ Trunking sang hoạt động trên các băng tần 380/400 MHz.
Ở Việt Nam, băng tần 806-880 MHz đang được cấp phép cho SPT để triển khai 3G và hệ thống thông tin an toàn và giảm nhẹ thiên tai (PPDR) băng hẹp. Khoảng tần số 470-804 MHz được quy hoạch lại với lộ trình số hóa truyền hình. Căn cứ trên thực trạng sử dụng tần số và xu hướng quy hoạch băng tần 800 MHz trên thế giới, chúng ta cần cân nhắc thận trọng các phương án quy hoạch để mang lại lợi ích tốt nhất cho thị trường Việt Nam.
30
Việt Nam đang trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 04/2015/TT- BTTTT ngày 10/3/2015 [8] quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần 824-835 MHz, 869-915 MHz, 925-960 MHz, 1710-1785 MHz, 1805-1880 MHz. Trong đó, băng 800 MHz được quy hoạch cho di động CDMA, hệ thống trunking, các dịch vụ cố định và lưu động, cụ thể:
-Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) đang cung cấp dịch vụ 3G WCDMA (UMTS 850) sử dụng dải tần 824-835 MHz (đường lên) và 869-880 MHz (đường xuống).
-Dải tần 806-821/851-866 MHz được sử dụng cho dịch vụ trung kế (trunking), trong đó Bộ Công an cũng có sử dụng băng tần Trunking cho hệ thống thông tin liên lạc với số lượng thiết bị rất lớn. Tuy nhiên công nghệ sử dụng chủ yếu là băng hẹp.
-Các dịch vụ cố định và lưu động khác: hoạt động trên dải 821-824, 835- 851, 866-869 MHz.
-Bộ Quốc phòng cũng đang sử dụng một số khí tài ra-đa cảnh giới tại băng tần này. Ví dụ như hệ thống ra-đa cảnh giới P15, P19 Kasta-2E của Quân chủng Phòng không Không quân, hay hệ thống ra-đa cảnh giới tầm trung bắt thấp VRS- 2DM của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hiện đang hoạt động trên dải 825-890 MHz.
Hình 2.4 Hiện trạng băng 850MHz tại Việt Nam
2.2.2. Quy hoạch và hiện trạng băng tần 900MHz:
Châu Á và Châu Đại dương: 2x35 MHz Châu Á có các phương án sử dụng tương tự như các nước ASEAN đó là kết hợp giữa qui hoạch P-GSM-900 cho đoạn băng tần 890 – 915 MHz/935 – 960 MHz (2x25MHz) và phần băng tần còn lại được sử dụng các công nghệ khác nhau như E-GSM và CDMA.
31
Một số nước có nhu cầu sử dụng thấp như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước nhỏ ở Châu Á.
Các nước ASEAN có nhu cầu sử dụng phổ tần tương đối giống nhau trong băng tần này theo Qui hoạch P-GSM-900 từ 890 – 915MHz/935 – 960 MHz (2x25 MHz). Phần băng tần còn lại được sử dụng các công nghệ khác nhau. Việt Nam, Campuchia, Malaysia sử dụng cho E-GSMA, Indonesia và Myammar sử dụng CDMA. Thái Lan chuyển đổi sử dụng băng này từ GSM sang LTE. Tổng lượng phổ tần sử dụng là (2x35).