Nghiên cứu khả năng đáp ứng công nghệ của băng 800/850/900MHz

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu quy hoạch lại băng tần 800 850 900MHz cho hệ thống thông tin di động IMT tại Việt Nam (Trang 44 - 46)

Ở nước ta, băng tần 700 MHz là băng tần được giải phóng sau khi số hóa truyền hình mặt đất và sẽ được dùng để triển khai 4G với các công nghệ LTE và LTE-A sau khi quá trình số hóa truyền hình mặt đất hoàn thành. Hiện tại có doanh nghiệp đã triển khai thử nghiệm 4G trên băng tần 700 MHz. Căn cứ theo lộ trình số hóa truyền hình, băng tần 700 MHz có khả năng sử dụng được ở các đô thị lớn và hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ từ năm 2018, trên toàn quốc sau 2020. Đây là băng tần rất phù hợp để cung cấp dịch vụ 4G trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là cho khu vực nông thôn, khu vực địa hình phức tạp do đặc tính truyền sóng tuyệt vời của băng tần này. Với lợi thế về vùng phủ lớn, doanh nghiệp thông tin di động sẽ tiết kiệm được khoản tiền đầu tư lớn do số trạm gốc cần thiết để triển khai dịch vụ ít hơn nhiều so với triển khai trên các băng tần cao. Điều này sẽ trực tiếp dẫn tới giảm giá dịch vụ, phù hợp với nhu cầu tiếp cận dịch vụ truyền thông băng rộng của người dùng ở khu vực nông thôn.

Đối với băng tần 800 MHz (832-862/791-821 MHz) đây là băng tần quy hoạch của khu vực Châu Âu, hài hòa với một phần quy hoạch của Ủy ban truyền thông châu Á - Thái Bình Dương (APT700: Asian Pacific Telecommunity 700). Việt Nam đang nghiên cứu khả năng áp dụng để triển khai 4G.

Trên thế giới, băng tần 806-880 MHz đang có hai xu hướng quy hoạch: + Mở rộng băng tần 850 MHz, xu hướng này phù hợp với quy hoạch băng tần 850 MHz đã được thực hiện ở Việt Nam;

33

+ Áp dụng quy hoạch theo khu vực Châu Âu, Hội nghị quản trị Bưu điện và Truyền thông (CEPT800: European Conference of Postal and Telecommunications Administrations). Quy hoạch CEPT800 đã được áp dụng thành công ở Châu Âu và hài hòa một phần với quy hoạch APT700.

Ở Việt Nam, băng tần 806-880 MHz đang được cấp phép để triển khai 3G; và hệ thống PPDR băng hẹp. Khoảng tần số 470-804 MHz đang được quy hoạch lại với lộ trình số hóa truyền hình.

Như vậy tài nguyên tần số để triển khai thông tin vô tuyến băng rộng ở Việt Nam đã được quy hoạch khoa học, hài hòa với khu vực và trên thế giới. Với việc có đầy đủ các băng tần phù hợp cho MBB, đáp ứng cả các nhu cầu về vùng phủ cũng như lưu lượng cao, thị trường MBB trong nước, đặc biệt là 4G, đã được đảm bảo để phát triển đầy đủ và bền vững, phục vụ tốt nhu cầu của người dùng Việt Nam.

Băng 800/850/900 MHz được lựa chọn rộng rãi như vậy là vì băng tần này (cùng với băng 700 MHz) có các đặc tính truyền sóng lý tưởng với các ưu thế như:

- Rút ngắn thời gian triển khai.

- Vùng phủ rộng, tiết kiệm chi phí đầu tư, đặc biệt ở khu vực nông thôn. - Phủ sóng những vị trí khó phủ sóng, ví dụ như địa hình rừng núi. - Tăng cường vùng phủ trong các tòa nhà.

- Lấp đầy vùng phủ trong các khu vực đô thị.

Băng 800 MHz chủ yếu đem lại lợi ích về mặt vùng phủ. Vùng phủ hoàn hảo cùng với hệ sinh thái thiết bị người dùng rất mạnh sẽ cho phép cung cấp nhiều dịch vụ mới. Một ví dụ điển hình là cuộc gọi thoại cho người dùng LTE (VoLTE). Băng 800 MHz không chỉ đem lại vùng phủ rộng với phạm vi phủ sóng toàn quốc ở nhiều thị trường, mà nó còn có thể phân phối kết nối VoLTE trong phạm vi các tòa nhà, nơi mà phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ.

34

Một lợi ích khác nữa là băng 800 MHz hỗ trợ giải pháp cho Internet vạn vật (IoT: Interner of Thing). LTE phiên bản 13 có hỗ trợ giải pháp LPWA (Low Power Wide Area) trong các băng tần cấp phép như băng 800 MHz, nhắm tới việc phát triển thị trường IoT. Hai giải pháp đã được chuẩn hóa để sử dụng trên mạng LTE là Cat-M1 (LTE-M hay eMTC) và Cat-NB1 (hay thường được gọi là NB- IoT). Các đặc tính vùng phủ rộng và khả năng thâm nhập xuyên tường của tín hiệu nằm trong dải 800 MHz rất phù hợp để phát triển thị trường này. Các nhà điều hành đã triển khai LTE800 sẽ có lộ trình phát triển rõ ràng lên NB-IoT và LTE-M. Hàng chục nhà điều hành đã thử nghiệm và triển khai các công nghệ này (chủ yếu là NB-IoT) trên toàn thế giới, có thể kể đến như Telefonica (Tây Ban Nha), Deutsche Telekom Group (Australia, Croatia, Đức, Hungary, Hà Lan, Ba Lan và Slovak), Vodafone (Hà Lan, Tây Ban Nha và một số thị trường khác), Teliasonera (Phần Lan)… và danh sách này vẫn đang tiếp tục phát triển.

Trong số các mạng LTE 800 đã được triển khai, phần lớn là nằm ở các nước Châu Âu. Lý do là vì Châu Âu đã thực hiện số hóa truyền hình từ sớm. Do đó, ở Châu Âu, sau WRC-07 đã quyết định phân bổ băng tần lợi ích số 800 MHz (790- 862 MHz) cho IMT/IMT-Advanced. Tuy nhiên việc sử dụng băng 800 MHz giữa các nước Châu Âu với Trung Đông và Châu Phi lại có sự khác biệt, như được minh họa theo hình:

Hình 2.6 Phân bổ băng tần số 800 MHz

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu quy hoạch lại băng tần 800 850 900MHz cho hệ thống thông tin di động IMT tại Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)