3.4.1. Phương án 1: Ưu điểm:
46
-Các đơn vị cung cấp viễn thông sử dụng nền tảng công nghệ cũ, không mất chi phí nghiên cứu, thủ tục để được cấp phép mới.
Nhược diểm:
-Khả năng kinh doanh trên công nghệ cũ không đạt kỳ vọng. -Không đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghệ của xã hội.
-Nếu không có quy hoạch tổng thể, đồng bộ, rất có thể các doanh nghiệp tự refarming lại băng tần đang quản lý dẫn đến xảy ra nhiễu cục bộ tại các trạm gốc thu phát.
3.4.2. Phương án 2: Nhược điểm:
-Giấy phép sử dụng băng tần của các doanh nghiệp viễn thông vẫn còn thời hạn sử dụng đến năm 2030, nên phương án phân chia băng tần phải chờ các giấy phép băng tần hết hạn.
Ưu điểm:
-Quy hoạch sớm, cụ thể, có lộ trình phát triển công nghệ để tận dụng các nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển xã hội.
-Giúp các doanh nghiệp viễn thông có thêm băng tần để triển khai thêm các dịch vụ, công nghệ mới, giải quyết bài toán doanh thu cho doanh nghiệp và thu phí sử dụng băng tần về nhà nước.
-Khi tất cả các doanh nghiệp cùng triển khai, cùng nghiên cứu sẽ tránh được nhiễu không mong muốn (nhiễu quá tải máy thu-phát, nhiễu xuyên điều chế, nhiễu trường gần, nhiễu xuyên điều chế thụ động,…).
-Về phương diện kỹ thuật: Khi các hệ thống thông tin di động IMT 3G/4G/LTE được triển khai trên băng tần 800/850/900MHz sẽ tạo được vùng phủ sóng rộng hơn hẳn so với trên băng tần 1800/2100MHz và có độ ổn định cao hơn. Do đó có thể làm thỏa mãn những khách hàng khó tính nhất, trải nghiệm dịch vụ ở mọi khu vực.
47
-Việc đưa băng tần 800/850MHz vào khai thác thương mại hóa giúp các doanh nghiệp viễn thông có thêm băng tần mới, triển khai và nghiên cứu thêm các dịch vụ, công nghệ viễn thông mới phục vụ cho nhu cầu xã hội hiện nay.
-Với việc quy hoạch băng thông 15MHz và 20MHz cho mỗi block 4G/LTE (thay vì 5MHz/10MHz mỗi block như Quốc gia Lào đã làm) giúp tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị thu phát sóng tại mỗi trạm gốc, tạo động lực, điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa, người dân được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất. Điều đó cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường, do không phải dùng quá nhiều thiết bị máy móc công nghiệp, linh kiện điện tử.
-Băng 800/850/900MHz là băng tần phổ biến hầu hết được các khu vực dành cho triển khai các dịch vụ thông tin di động băng rộng (Châu Mỹ cho hệ thống UMTS850; Châu Âu cho các hệ thống 4G/LTE/Wimax và Châu Á hiện nay cũng đã và đang triển khai các dịch vụ 4G/LTE). Hầu hết các nước khu vực Châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam hiện nay đang tiến hành refarming các nền tảng dịch vụ viễn thông cũ, tạo đà phát triển cho nền kinh tế số thời đại. Do đó, tại Việt Nam phương án quy hoạch lại và bổ sung thêm băng tần triển khai 4G/LTE có nhiều lợi thế, bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ.
-Hiện nay, công nghệ 5G đã và đang được các doanh nghiệp triển khai hoạt động thử nghiệm tại Việt Nam trên đa dạng băng tần (chủ yếu trên băng tần C): VMS MobiFone thử nghiệm trên băng 2500-2600MHz; VNPT Vinaphone thử nghiệm 5G trên 02 băng tần 2600-2690MHz và 3700-3800MHz; Viettel thử nghiệm trên 03 băng tần 2500-2600MHz; 3700-3800MHz và 27100-27500MHz (băng tần Ka). Như vậy, công nghệ 5G thử nghiệm trên đoạn băng tần tương đối rộng (khoảng 100MHz), do đó nếu các nhà sản xuất cố gắng đưa công nghệ 5G trên băng thấp 800/850/900MHz sẽ không khả thi về mặt kỹ thuật, khả năng gây can nhiễu rất lớn đến các hệ thống vô tuyến băng tần này. Đến nay, công nghệ 5G thử nghiệm tại Việt Nam chưa ghi nhận hiện tượng can nhiễu với thiết bị thu phát sóng hoạt động ở băng tần thấp hơn.
48