CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UNILEVER :

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ THỰC TRẠNG TẬP ĐOÀN UNILEVER QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 28 - 31)

- Ban đầu (trước năm 1990), Unilever được tổ chức theo cấu trúc phân quyền, tức là mỗi công ty con ở mỗi thị tường đảm nhiệm luôn việc sản xuất, tiếp thị, kinh doanh và phân phối sản phẩm tại thị trường đó, tự chịu trách nhiệm về thành tích hoạt động kinh doanh. Cấu trúc này cho phép thực hiện quá trình địa phương hóa.

- Đến giữa thập niên 1990 Unilever bắt đầu thay đổi vì cấu trúc phân quyền ngày càng không phù hợp với môi trường cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng. Năm 1996, công ty áp dụng cấu trúc khu vực địa lý, trong đó mỗi khu vực bao gồm các nhóm sản phẩm riêng biệt. Mỗi khu vực và nhóm sản phẩm phối hợp hoạt động của các công ty con ở các quốc gia trong vùng để giảm chi phi kinh doanh và đầy nhanh tốc độ phát triển, tung ra sản phẩm mới.

- Đến năm 2000, Unilever vẫn thấy mình tăng trưởng chậm hơn các đối thủ cạnh tranh, vì vậy công ty thực hiện tái cấu trúc, chuyển sang cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu (chỉ dựa trên 2 nhóm sản phẩm toàn cầu là hàng thực phẩm, nhóm hàng chăm sóc cá nhân & gia đình).

IV.1. Mô hình cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu hoạt động thế nào?

- Các dòng sản phẩm toàn cầu trực thuộc sự quản lý trực tiếp của công ty mẹ. Mỗi nhóm sản phẩm được phát triển trên các khu vực địa lý. Mỗi khu vực địa lý có các đơn vị chức năng để sản xuất, tiếp thị, bán sản phẩm theo định hướng của nhóm sản phẩm căn bản mà nó trực thuộc.

- Cấu trúc đơn vị sản phẩm toàn cầu có xu hướng áp dụng cho các công ty. nhiều ngành hàng và cấu trúc nội địa của họ là cấu trúc đơn vị sản phẩm.

- Các hoạt động tạo giá trị trong mỗi đơn vị sản phẩm được kết hợp toàn cầu.

- Mỗi đơn vị sản phẩm có xu hướng độc lập.

Ưu điểm:

 Tránh được sự trùng lấp trong R&D, Marketing sản phẩm giữa các khu vực trong 1 nhóm sản phẩm.

 Thúc đẩy củng cố các hoạt động tạo giá trị tại các địa điểm then chốt nhằm có được hiệu quả tốt nhất

 Phát triển lực lượng các nhà quản trị hiểu rõ sản phẩm;

 Sản phẩm có thể để phục vụ tốt cho nhu cầu địa phương.

24 Headquarters Worldwide Product Group Or Division A Worldwide Product Group Or Division B Worldwide Product Group Or Division C Area 1 Area 2 Functional

Units Functional Units

 Phát triển những chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc trưng khách hàng.

Nhược điểm:

 Các nhà Quản lý mất nhiều thời gian để khai thác thị trường địa phương thay vì thị trường quốc tế

 Vị trí của các nhà quản trị khu vực bị giảm, do quyết định được thực hiện từ nhà quản trị nhóm sản phẩm→ có thể không đáp ứng kịp thời nhu cầu địa phương

 Khó kết hợp hoạt động giữa những đơn vị sản phẩm khác nhau.

IV.2. Unilever đã làm gì khi áp dụng cơ cấu tổ chức này?

- Giảm từ 4 nhóm sản phẩm ban đầu xuống còn 2 nhóm sản phẩm toàn cầu: nhóm thực phẩm, nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.

- Cắt bớt số lượng nhãn hàng từ 1600 xuống 400.

- Giảm số lượng nhà máy sản xuất từ 380 xuống 280 nhà máy

Hình IV-10: Mô hình cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu của Unilever

25 Unilever

Nhóm thực phẩm Nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình

Châu Âu Châu Mỹ

Functional

- Phát triển cơ cấu tổ chức nhóm sản phẩm toàn cầu là một hình thức tập quyền; Mọi quyền quyết định tập trung ở nhà quản lý nhóm sản phẩm toàn cầu; giảm quyền của nhà quản lý các khu vực. Điều này làm giảm thời gian trong quá trình ra quyết định.

- Cơ cấu tổ chức này giúp tập trung nguồn lực đầu tư cho 2 dòng sản phẩm là thế mạnh của Unilever: Tiết kiệm được chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm; sản xuất tập trung; giành ngân sách đầu tư phát triển nhãn hàng quốc tế. Điều này giúp cung cấp sản phẩm ra thị trường nhanh, đáp ứng nhu cầu địa phương.

- Tóm lại, logic của mô hình này là tập trung quyền lực tại nhà quản lý nhóm sản phẩm giúp giảm thời gian ra quyết định, điều chỉnh, đưa sản phẩm mới ra thị trường nhanh nhất; tiết kiệm chi phí; tập trung nguồn lực phát triển nhóm sản phẩm toàn cầu; sản phẩm đáp ứng nhu cầu địa phương.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ THỰC TRẠNG TẬP ĐOÀN UNILEVER QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w