II. Tổng luận ba khoa A Tụng văn
2. hướng thiết lập i Tổng lập ba khoa
i. Tổng lập ba khoa
Tại sao Đức Thế Tôn thuyết pháp bằng ba khoa uẩn, xứ, giới này? Luận nói, đối với những hạng cần được giáo hóa,
[20c-d] Ngu si, căn tính, và sở thích đều có ba, do đó thuyết pháp bằng uẩn v.v…
Nói là có ba, nghĩa là có ba hình thái khác nhau.175 Theo truyền thuyết, có ba hình thái ngu si của các chúng sinh. Một số ngu mê về tâm và tâm sở, chấp toàn khối là tự ngã. Một số ngu mê sắc.176 Một số khác ngu mê cả sắc và tâm.
Căn tính cũng có ba.177 Căn sắc bén, căn trung bình và căn chậm lụt. Sở thích cũng có ba: thích sự trình bày tóm lược; thích trung bình, và thích trình bày diễn rộng.
Theo thứ tự đó, có ba mục thuyết pháp: uẩn, xứ và giới.
ii. Thành phần của uẩn
Lại nữa, tại sao các tâm sở được đặt trong một hành uẩn; nhưng thọ và tưởng được đặt thành uẩn riêng biệt?
[21] Vì là gốc rễ của đấu tranh; vì là nguyên nhân của luân hồi; và vì lý do thứ tự.
Do đó, từ các tâm sở, thọ và tưởng được lập thành hai uẩn riêng biệt.
1/ Có hai gốc rễ của sự đấu tranh178: đam mê dục vọng và tham chấp quan điểm.179 Theo thứ tự, thọ và tưởng là nguyên động lực của chúng. Thật vậy, do sự chi phối bởi vị ngọt của cảm thọ, chúng ôm
chặt những tham dục; và do tưởng điên đảo, chúng bám chặt lấy các quan điểm.
2/ Cả hai cũng là nguyên nhân của luân hồi. Thật vậy, do tham chấp cảm thọ, và do quan điểm điên đảo mà nó luân chuyển sinh tử.
3/ Nguyên do cho thứ tự của các uẩn sẽ được giải thích sau. Ở đây, cũng do nguyên nhân thứ tự này, nên biết, thọ và tưởng được lập thành uẩn riêng biệt. Chúng ta sẽ khảo sát thứ tự này trong ba trường hợp.180
iii. Vô vi và uẩn
Nhưng, ở đây, tại sao pháp vô vi được đề cập trong giới và xứ, mà không trong uẩn?
[22a-b] Vô vi không được đề cập trong các uẩn. Vì ý nghĩa không phù hợp.
1/ Khi đề cập vô vi trong các uẩn, thì không làm sao có thể an lập vô vi trong các uẩn ấy; vì ý nghĩa không tương hợp. Thật vậy, vô vi không phải là sắc, cho đến, cũng không phải là thức.181
2/ Cũng không thể nói đên uẩn thứ sáu.182 Bởi đâu? Vì ý nghĩa không tương hợp. Vì “uẩn nghĩa là tích tụ» như đã nói; vô vi không thể được phân tích thành quá khứ, v.v… như sắc các thứ, để rồi tổng lược tất cả thành một «vô vi uẩn.»
3/ Nói thủ uẩn, là vì mục đích nêu rõ cơ sở của ô nhiễm. Nói uẩn, là để nêu rõ cơ sở của của ô nhiễm và thanh tịnh. Cả hai điều này đều không có ý nghĩa tương hợp với vô vi; do đó, vô vi không thể được an lập trong đó.
4/ Thuyết khác nói, cái ghè vỡ không còn là cái ghè. Cũng vậy, uẩn đã diệt không thể là uẩn.183 Theo đó, giới và xứ cũng được chứng minh như vậy.184
Đã nói xong các hình thái của uẩn.
iv. Thứ tự của uẩn
[22b-d] Lại nữa, thứ tự, cũng như ý nghĩa của thô, nhiễm và khí cụ; và tùy theo giới.
1/ Sắc, vì có tính đối kháng (sapratighatva), thô hơn tất cả.185 Trong các uẩn phi sắc, thọ có biểu hiện thô. Như phát biểu: «Tôi có cảm thọ nơi bàn tay. Tôi có cảm thọ nơi bàn chân.» Tưởng thô hơn hai uẩn sau. Hành thô hơn thức. Như vậy, tùy theo cái nào thô hơn được nói trước.186
2/ Trong vòng luân chuyển vô thủy, nam và nữ yêu thích nhau bởi sắc; rồi chúng đắm đuối vị ngọt của cảm thọ. Do sự đắm đuối này mà
có tưởng điên đảo. Tưởng điên đảo ấy do bởi những phiền não (kleśa). Phiền não do bởi tâm nhiễm ô. Đó là thứ tự tùy theo sự nhiễm ô (saṃkleśa-krama).
3/ Tùy theo khí cụ, v.v… nghĩa là tùy theo khí cụ (bhājana), thực phẩm (bhojana), gia vị (vyañjana), đầu bếp (kartṛ) và thực khách (bhotṛ), với thứ tự các uẩn sắc, v.v…
4/ Hoặc tùy theo giới. Dục giới (Kāmadhātu) được đặc trưng bởi sắc như là phẩm chất của dục. Các cõi Thiền được đặc trưng bởi cảm thọ.187 Ba vô sắc đặc trưng bởi tưởng.188 Hữu đỉnh (bhavāgra)189 đặc trưng duy nhất bởi hành (saṃskāra).190 Các uẩn này là những cứ điểm của thức (vijñānasthiti).191 Nói rằng thức an trú trong bốn uẩn này là nêu rõ ý nghĩa thứ tự các uẩn cũng như hạt giống trong đồng ruộng.
Như vậy, có năm uẩn, không ít hơn cũng không nhiều hơn. Và chính bởi nguyên do thứ tự đó, mà thọ và tưởng lập thành các uẩn riêng biệt với hành. Chúng thô hơn; và là nguyên nhân của tuần tự ô nhiễm. Chúng là khí cụ và là gia vị. Và chúng là đặc trưng của hai giới.