II. Tổng luận ba khoa A Tụng văn
c. Mười giới sắc
śeṣā ubhayavarjiāḥ //32/ 餘無
[32d] Còn lại, không cả hai.
Mười giới có sắc (rūpin) còn lại luôn luôn không tầm, không tứ, vì không tương ưng tâm.
Nếu năm thức thân (vijñānakāya) có tầm, có tứ, tại sao chúng được nói là không phân biệt (avikalpa)?
nirūpaṇānusmaraṇa- vikalpenāvikalpakāḥ/ 說五無分別 由計度隨念
[33a-b] Do [không có] phân biệt bằng thẩm sát và ức niệm, nên chúng là không phân biệt.
Truyền thuyết268 nói, phân biệt có ba dạng. Phân biệt do tự tính (svabhāva)269, bằng thẩm sát (abhinirūpaṇa),270 và bằng hồi ức (anusmaraṇa).271 Chúng chỉ có phân biệt do tự tính, mà không hai dạng kia; do đó nói chúng là không phân biệt. Cũng như con ngựa có một chân được gọi là không chân (apādaka). Ở đây, phân biệt do tự tính là tầm (vitarka). Điều này sẽ được nêu rõ trong chương về tâm sở (caitta)272 ở sau.
d. Ý phân biệt
Vả lại, tự tính của hai cái kia là gì? Nói theo thứ tự, tau prajñāmānasī vyagrā
smṛtaḥ sarvaiva mānasī //33/
以意地散慧 意諸念為體
[33c-d] Cả hai, là tuệ với tâm ý không tập trung; tất cả niệm, đều là tâm ý.
Tuệ (prañā) 273 tương ưng ý thức được gọi là tâm ý (mānasī).274 Không tập trung (avyagra), tức là không có định tâm (asamāhita). Đó là phân biệt bằng thẩm sát. Tất cả sự ức niệm của tâm ý,275 trong trạng thái định hay không định, là phân biệt bằng hồi ức.
---o0o---
07. Sở duyên
Có bao nhiêu giới có đối tượng?276 Có bao nhiêu giới không đối tượng?
a. Bảy tâm giới
sapta sālambanāś citta- dhātavaḥ
七心…[有所緣]
[34a-b] Bảy tâm giới có đối tượng.
Các thức giới của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và ý giới; tám tâm giới có đối tượng vì chúng nắm bắt cảnh vực (viṣaya).