Quyết định số 15/QĐ-UBND-NĐ của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp 22 tháng 01 năm 2021 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 Huyện Hồng Ngự, thì vị trí khu đất phù hợp với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất.
Khu đất thực hiện dự án thuộc Khu đô thị thông minh Rồng Xanh với diện tích 114,8 ha nằm ngay tại cửa ngõ phía Bắc của Đồng Tháp, tiếp giáp với tỉnh Preyeng ( Campuchia trên địa bàn quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội) theo hướng Quốc lộ 30 thuộc địa bàn Khóm Thượng 1, Thị Trấn Thượng Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Khu đô thị có vị trí thuận lợi về giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ, nằm ở vị trí trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền tây, là điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao thông của vùng cũng như việc phát triển trung tâm công nghiệp và thương mại. Cơ sở hạ tầng khu đô thị hiện nay đang được đầu tư hoàn chỉnh về đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước,…
-Liên kết vùng từ vị trí dự án
+ Cách thị xã Tân Châu (An Giang) 2km + Cách thị xã Hồng Ngự 16km
+ Cách thành phố Châu Đốc ước chừng 24km
+ Cách thành phố Cao Lãnh và Long Xuyên ước chừng 76km
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế, du lịch lớn với các cấp vùng và quốc gia. - Hiện trạng giao thông:
+ Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, nhựa hóa 100%, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, liên hệ trong và ngoài đô thị. Nâng cấp và nhựa hóa các tuyến đường huyện lộ, làm mới một số tuyến kết nối các đô thị tới các cửa khẩu kinh tế, tạo thành mạng lưới đường bộ thông suốt, thuận tiện. Tiêu chuẩn đường cấp IV, đoạn qua các đô thị đạt cấp III.
+ Quốc lộ 30 là tuyến chính nối kết vùng Cao Lãnh với Khu kinh tế. Đoạn qua thị xã Hồng Ngự sẽ trở thành trục chínhcủa thị xã Hồng Ngự và xây dựng tuyến quốc lộ 30 mới tránh về phía Đông của Thị xã. Đoạn đi qua cửa khẩu Dinh Bà theo tuyến hiện hữu nối sang Campuchia.
+ Tuyến Thường Thới Tiền - Sở Thượng:Bắt đầu từ nút giao với quốc lộ N1 tới cửa khẩu Sở Thượng,sau đó gắn kết tỉnh lộ của Campuchia.
- Hiện trạng cấp nước: nguồn nước cấp cho khu đô thị thông minh Rồng Xanh được lấy từ nhà máy nước Q(năm 2020) = 3.000 m3/ngày; Q(năm 2030) = 6.000 m3/ngày đồng thời cấp cho đô thị Thường Thới Tiền, khu dân cư xã ThườngPhước 2 nằm dọc ĐT.841 và cụm công nghiệp 45 ha.
- Hiện trạng cấp điện: Nguồn cấp điện giai đoạn đầu là trạmbiến thế 110/22 kV - 2x40MVA Hồng Ngự. Để đáp ứng cấp điện với các phụ tải lớn tại một số đô thị phát triển thêm các trạm biến thế trung gian 110/22 kV.
- Hiện trạng Thông tin liên lạc, viễn thông
+ Hiện trạng thông tin liên lạc: đã hoàn chỉnh, thuận tiện cho kết nối trong và ngoài nước.
+ Mạng thông tin di động: hiện có các nhà cung cấp mạng điện thoại di động như Vinaphone và Viettel, Mobile phone.
Hạ tầng khu đô thị thông minh Rồng Xanh đã cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu xây dựng và phát triển của dự án. Đặc biệt với vị trí thực hiện dự án gần với các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 30, đường quốc lộ N1 sẽ góp phần nhanh chóng đưa dự án đi vào hoạt động ổn định và phát triển, đóng góp cho kinh tế xã hội địa phương. Do đó, việc đầu tư dự án tại khu đô thị thông minh Rồng Xanh thuộc Khóm Thượng 1, Thị Trấn Thượng Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là hoàn toàn phù hợp về định hướng phát triển chung của xã hội.
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường - Hiện trạng thoát nước mưa:
+ Hệ thống thoát nước mưa và nước thải được tách riêng hoàn toàn.
+ Hiện tại một số khu vực tại khu đô thị thông minh Rồng Xanh chưa được bê tông hóa, do đó nước mưa sẽ một phần tự thấm và theo địa hình tự nhiên chảy về các cống thu gom nước mưa được đặt dọc theo các tuyến đường. Nước mưa sau đó thoát ra đến nơi tiếp nhận cuối cùng là sông Tiền.
+ Hiện tại toàn bộ tuyến thu gom nước mưa dọc tuyến đường D-05 của khu đô thị thông minh Rồng Xanh đã hoàn thành với đường cống kính 600-800mm.
- Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải:
+ Chủ đầu tư hạ tầng khu đô thị sẽ thực hiện đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải từ dự án về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị trước khi dự án được xây dựng. Nước thải từ dự án sẽ được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị thông minh Rồng Xanh đạt chất lượng theo quy chuẩn cho phép, sau đó xả ra là sông Tiền.
- Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn: chất thải rắn từ các doanh nghiệp sẽ được phân loại, lưu trữ tại các nhà máy, các doanh nghiệp tự kí kết hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý đúng quy định.
- Hiện trạng kiểm soát nguồn ô nhiễm không khí:
+ Trồng nhiều cây xanh khu vực khu đô thị.
+ Tạo ẩm trong mùa khô trên các tuyến đường nội bộ khu đô thị.
+ Các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng phải được che chắn kỹ, không để rơi vãi ra đường.
Nhận xét:
Đây là một vị trí khá lý tưởng để xây dựng và phát triển Nhà máy Nova – Thabico thuộc Khóm thượng 1, Thị trấn Thường Thới Tiền, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp nằm trong khu đô thị thông minh Rồng Xanh. Công trình mới được xây dựng sẽ góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại.
Chương III
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường
Theo “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2020” do Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện, dữ liệu về đặc điểm các thành phần môi trường đất, nước, không khí,… được thể hiện cụ thể như sau:
1.1.1. Chất lượng môi trường không khí
Thời gian quan trắc trong năm 2020: 02 đợt vào tháng 4 và tháng 10, với 27 điểm, trong đó có 02 điểm tại huyện Hồng Ngự gần khu vực dự án. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại điểm gần khu vực dự án được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3. 1. Kết quả quan trắc môi trường không khí
Tên
thông số Thờigian thu mẫu Độ ồn Bụi lơ lửng CO SO 2 NO2 Áp suất khí quyển Nhiệt độ ẩmĐộ Tốc độ gió Bức xạ Đơn vị đo dB mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 atm oC % m/s w/m2 KK38 04/2020 61,5 0,22 4,15 0,042 0,033 1 32,7 76,2 0,6 1430 10/2020 59,8 0,18 2,95 0,018 0,019 1 31,8 76 1,3 912 KK40 04/2020 54,3 0,16 3,27 0,064 0,048 1 33,6 75,8 1,9 1255 10/2020 56,2 0,20 2,92 0,018 0,018 1 31,2 78,7 1,1 738 QCVN 05:2013/BTNMT - 0,3 30 0,35 0,2 - - - - - QCVN 26:2010/BTNMT 70 - - - - - - - - -
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2020, 20210)
Ký hiệu các điểm quan trắc không khí
- KK38: Chợ Mương Miễu, huyện Hồng Ngự;
- KK40: Cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự.
Nhận xét: Qua kết quả quan trắc năm 2020 cho thấy: các thông số môi trường không khí gần khu vực dự án đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
1.1.2. Chất lượng môi trường đất
Thời gian quan trắc trong năm 2020: 02 đợt vào tháng 4 và tháng 10, với 17 điểm, trong đó có 01 điểm tại thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự gần khu vực
dự án. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất tại điểm gần khu vực bự án được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3. 2. Kết quả quan trắc môi trường đất
Tên thông số Thời gian thu mẫu As Pb Cu Zn Cd Thành phần cơ giới Cát Thịt Sét Đơn vị đo mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg mg/kg % % % Đ33 04/2020 2,897 9,56 38,81 154 0,052 19,58 41,18 39,24 10/2020 3,5 12,83 42,71 131,9 0,043 29,84 31,25 38,91 QCVN 03:2015/BTNMT 15 70 100 200 1,5 - - -
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2020, 2021)
Ký hiệu các trạm quan trắc đất
- Đ33: Đất trồng lúa xã thị trấn Thường Thới Tiền.
Nhận xét: Điểm quan trắc tại thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự đạt quy chuẩn QCVN 03:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất, như vậy môi trường đất khu vực gần dự án tại vị trí quan trắc chưa bị ô nhiễm.
1.1.3. Chất lượng môi trường nước ngầm
Thời gian quan trắc trong năm 2020: 02 đợt vào tháng 4 và tháng 9 với 24 điểm, trong đó có 02 điểm tại huyện Hồng Ngự gần khu vực dự án. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm tại điểm gần khu vực dự án được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3. 3. Kết quả quan trắc nước ngầm
STT Thời gianthu mẫu thông sốTên Nhiệt độ pH Độ đục Độ cứng Cl- TDS Mn2+ SO42- N-NO3- N-NO2-
Đơn vị đo 0C - NTU mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L
1 09/202004/2020 NN49 30,230,3 7,147,44 6,405,90 1.92070,4 3.247,511,34 949506 0,0864,630 190,7554,03 0,490,29 0,0080,022
2 04/202009/2020 NN50 32,030,7 7,007,61 5,928,20 1.870574 3.290,0275,12 805394 2,3500,028 264,0029,94 1,640,49 0,0110,347
QCVN 09-MT: 2015/ BTNMT - 5,5 - 8,5 - 500 250 1.500 0,5 400 15 1
Bảng 3. 4. Kết quả quan trắc nước ngầm (tiếp theo)
STT Thời gian thu mẫu
Tên
thông số As Fe E.coli Coliforms F- Pb Cu Zn Cd Hg
Đơn vị đo µg/L mg/L MPN/ 100ml MPN/ 100ml mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L 17 04/2020 NN49 15,4 0,087 <3 24×102 0,75 0,0058 0,346 0,555 0,00205 0,00034 09/2020 16,1 0,048 9,1 23 0,24 0,0074 0,568 0,735 0,00173 0,00033 18 04/2020 NN50 16,9 0,022 15 93 0,76 0,0067 0,29 0,531 0,00226 0,00041 09/2020 17,4 2,79 <3 <3 0,44 0,0055 0,353 0,491 0,00213 0,00037 QCVN 09-MT:2015/BTNMT 50 5 KPH 3 1 0,01 1 3 0,005 0,001
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2020, 2021)
Ký hiệu các trạm quan trắc nước ngầm
Nhận xét: Các điểm quan trắc nước ngầm gần khu vực dự án đều có thông số vượt QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Các thông số độ cứng, clorua, E.coli, coliforms vượt quy chuẩn cho phép tại cả 02 vị trí quan trắc.
1.2. Dữ liệu về tài nguyên sinh vật
Dự án được thực hiện tại thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, diện tích khu đất chủ yếu là đất trồng cây nông nghiệp, ăn trái nên hệ sinh thái tại đây cũng mang nét đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp. Theo điều tra của đơn vị tư vấn hệ sinh thái khu vực dự án có các đặc điểm như sau:
1.2.1. Hiện trạng thảm thực vật
Thành phần các loài thực vật ở đây phụ thuộc chủ yếu vào tình hình sử dụng đất: - Đất vườn: Thường có địa hình cao, ít bị ngập úng nước, phần lớn trồng các loại cây ăn trái: chanh, ổi, mít, thanh long,…
- Đất trống, ao mương: bao gồm đất của đường mòn, các ao mương có sự hiện diện của các loại thực vật sau:
+ Ở các ao hay mương rạch có các loài thực vật thủy sinh như lục bình (Eichhornia crassipes), rau muống (Ipomoea aquatica).
+ Ở những nơi ẩm lầy, đất bị bỏ hoang có các loài cỏ như cỏ chác (Fimbristylis miliacea), cỏ mực (Eclipta prostrata), rau trai (Commelina communis).
+ Khu vực đường mòn hiện diện chủ yếu của cỏ lào (Eupatorium odoratum), vòi voi (Heliotropium indicum), cây bần (Sonneratia), cây tre (Bambuseae).
1.2.2. Hệ động vật
Xung quanh khu vực dự án không có loài động, thực vật quý hiếm nằm trong danh mục các loài động, thực vật cần bảo vệ của Việt Nam theo thông tư 04/2017/TT- BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Hiện tại trong vùng dự án, ngoài các vật nuôi trong gia đình như heo, gà, vịt,… còn có các loài lưỡng thê (ếch, nhái), bò sát (rắn, rắn mối…), chim thông thường, không thuộc các loài động vật quý hiếm.
1.2.3. Hệ sinh thái dưới nước
- Nhóm cá sông (cá trắng): Nhóm này bao gồm nhiều loài cá nước ngọt có cỡ lớn nhỏ khác nhau, có nhiều vảy hoặc không có vảy, thân có màu trắng như: Cá chép
(Cyprinus),cá tra(Pangasius),cá mè(Osteochilus).
- Nhóm cá ruộng (cá đen): một số loài cá đen như cá trê, cá lóc, cá rô thuộc nhóm cá đen vốn sinh sống trong các ruộng lúa và vùng trũng kế cận sông.
- Ngoài ra, còn có một số loài cá nhập nội như cá rô phi (Oreochromis mossambicus, O.niloticus), cá tai tượng (Osphronemus goramy), cá mè trắng (Aristhichthys)
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
2.1. Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải:
2.1.1. Điều kiện về địa lý
Dự án thuộc địa bàn thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự. Huyện Hồng Ngự là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, tiếp giáp với tỉnh Preyveng (Campuchia); có nhiều đường giao thông thủy và giao thông đường bộ đi qua; có tuyến đường thủy quốc tế sông Tiền đi Campuchia, tuyến ĐT-841 (kết nối với tuyến Quốc lộ 30) nối liền thành phố Cao Lãnh với thành phố Hồng Ngự và cửa khẩu Thường Phước, quốc lộ 30 nối Hồng Ngự tỉnh lỵ Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh. Đường Hồng Ngự - Sa Rài (20km) nối Hồng Ngự với huyện Tân Hồng, kênh Trung Ương nối huyện Hồng Ngự với huyện Vĩnh Hưng (Long An), Hồng Ngự còn là cầu nối đi Phú Tân, Long Xuyên, Tân Châu, Châu Đốc, đặc biệt con sông Tiền, Sở Thượng, Sở Hạ giữ vị trí giao lưu quốc tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia trong quan hệ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thị trấn Thường Thới Tiền hiện nay là trung tâm huyện lỵ của huyện Hồng Ngự với tiềm năng và vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ cấp quốc gia và quốc tế. Đây là nơi tập trung các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp huyện Hồng Ngự, các cơ quan thuộc ngành dọc đóng tại địa phương; Nhiều khu đô thị mới, các khu chức năng đô thị được xây dựng, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong khu vực được đầu tư khá hoàn chỉnh; Là đầu mối giao thông thủy bộ, trung tâm thương mại, công nghiệp, dịch vụ ảnh hưởng lan tỏa cho cả vùng đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hồng Ngự, vùng biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc và phía Bắc tỉnh Đồng Tháp.
2.1.2. Điều kiện về địa chất
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2m so với mặt biển. Cấu trúc địa chất và tính chất cơ lý của đất nền khu vực dự án như sau:
Cấu tạo đất: Khu đất quy hoạch nằm trong tình trạng chung của tỉnh Đồng Tháp có cấu tạo nền đất yếu.
Theo “Báo cáo địa chất công trình” tại khu vực dự án tháng 06/2020 được thực hiện bởi Liên hiệp Khoa học Địa chất – Nền móng – Vật liệu xây dựng (UGEFEM) như