Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Một phần của tài liệu bao cao de xuat cap giay phep moi truong Anova Thabico 01.03.2022 (Trang 164)

Giấy phép môi trường dự án xây dựng nhà máy tuân thủ theo đúng trình tự:

- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng giai đoạn hoạt động (hoặc từng thành phần của các hoạt động) của dự án.

- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.

- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng bị tác động.

Các đánh giá về các tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể. Các đánh giá này là cơ sở để dự án đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu, phòng ngừa và ứng cố môi trường một cách hợp lý và khả thi.

4.1. Về hiện trạng môi trường

Nhóm nghiên cứu thực hiện giấy phép môi trường đã đi khảo sát thực địa, kết hợp với đơn vị có chức năng lấy và phân tích mẫu bằng phương pháp theo quy định, với thiết bị hiện đại. Độ tin cậy của các kết quả phân tích các thông số môi trường tại vùng dự án hoàn toàn đảm bảo.

4.2. Về mức độ tin cậy của đánh giá

Việc đánh giá các tác động môi trường là nhằm dự báo trước các tác động có thể xảy ra khi triển khai giải phóng mặt bằng và xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động để đưa ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục. Trong quá trình đánh giá nhóm thực hiện đã áp dụng nhiều phương pháp nhằm để mô phỏng một cách tốt nhất các quá trình có thể xảy ra khi dự án triển khai.

Các phương pháp được sử dụng trong báo cáo là những phương pháp đã được áp dụng từ lâu, mức độ tin cậy của các phương pháp được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 4. 43. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp thực hiện Giấy phép môi trường

STT Phương pháp Độ tin cậy(%) Áp dụng

1 Phương phápthống kê 90

Số liệu về khí tượng, thủy văn trong chương 3.

Tài liệu nghiên cứu làm cơ sở nền phục vụ các phân tích ở chương 4.

2 điều tra, khảoPhương pháp

sát thực địa 90

Điều tra, lấy mẫu,thu thập số liệu hiện trạng môi trường và khu vực dự án trong chương 3.

Khảo sát, thu thập các số liệu phục vụ cho quá trình đánh giá tác động, đề xuất các giải pháp giảm thiểu sát thực tế trên cơ sở nền.

3 đánh giá nhanhPhương pháp 80 Phục vụ các đánh giá, làm cơ sở cho việc đề xuất cácphương án giảm thiểu tác động trong chương 4. 4 lập bảng liệt kêPhương pháp 90 Thiết lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án ởchương 1 và các tác động môi trường ở chương 4.

STT Phương pháp Độ tin cậy(%) Áp dụng

5 Phương phápso sánh 90 Phục vụ cho các đánh giá tác động, đánh giá hiệu quả củacác phương án giảm thiểu ở chương 4.

6 Phương phápchuyên gia 90 Giúp hoàn thiện nội dung báo cáo, các đánh giá chuyên sâuvào các lĩnh vực có liên quan: khí tượng thủy văn, xây dựng, hóa, môi trường sinh thái,...

Các đánh giá về những tác động môi trường được thực hiện ở mức độ rất chi tiết và độ tin cậy cao. Dựa trên những đánh giá tác động của từng nguồn gây tác động khi dự án triển khai đều có biện pháp khắc phục ô nhiễm trình bày ở chương IV. Khi dự án đi vào hoạt động cần phải thường xuyên cập nhật và hệ thống những số liệu, dữ liệu về hiện trạng môi trường nhằm làm cơ sở cho dự án phát triển bền vững lâu dài, đảm bảo hiệu quả kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

4.3. Nhận xét về mức độ tin cậy của các đánh giá

Báo cáo đã đánh giá chi tiết cho từng đối tượng bị tác động do các nguồn tác động khác nhau như môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và môi trường kinh tế - xã hội. Những tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội tùy thuộc vào thời gian cũng như mức độ mà sẽ tạo nên những hậu quả khác nhau. Các đánh giá này tính toán trong trường hợp chưa có các biện pháp xử lý giảm thiểu. Khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu thì các tác động sẽ giảm đáng kể, và ở mức tác động nhẹ hoặc không tác động. Các phương pháp đánh giá sử dụng có mức độ tin cậy tương đối cao, đã được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường sử dụng.

Các đánh giá trong báo cáo giấy phép môi trường này được xây dựng dựa trên nguồn tài liệu, dữ liệu phong phú, có sự đóng góp của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực có liên quan.

Bên cạnh nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, chủ dự án còn nhận được sự góp ý bổ sung của chính quyền địa phương tại địa điểm thực hiện dự án, do đó các đánh giá nêu trong báo cáo đúng với yêu cầu thực tế địa phương.

Tuy nhiên, một số đánh giá trong báo cáo giấy phép môi trường này còn định tính hoặc bán định lượng do chưa có đủ thông tin. Số liệu chi tiết để đánh giá định lượng và một số đánh giá sử dụng phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới còn chưa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Chương V

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC

Dự án thực hiện chế biến trái cây, không thuộc các đối tượng khai thác khoáng sản, dự án chôn lấp chất thải, dự án gây tổn thất, suy giảm đa dạng sinh học nên không trình bày nội dung này.

Chương VI

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:

- Nguồn phát sinh nước thải: Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án “Nhà máy chế biến trái cây- Anova Thabico”, bao gồm nước thải sản xuất & nước thải sinh hoạt. - Lưu lượng xả nước thải tối đa: 450m3/ngày.đêm

- Dòng nước thải: Nước thải sau xử lý, đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị thông minh Rồng Xanh tại đường D-05.

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: pH, BOD, TSS, tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, các chất hoạt động bề mặt, phosphat, Coliform đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A (kq = 1, kf = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Vị trí xả nước: Vị trí đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị thông minh Rồng Xanh tại đường D-05.

+ Tọa độ vị trí xả nước thải (Hệ tọa độ VN2000): X(m) = 600.331; Y(m) = 11.95.939. + Phương thức xả thải: tự chảy

+ Chế độ xả nước thải: xả thải liên tục hàng ngày (24 giờ/ngày.đêm). - Lưu lượng tối đa xin phép xả thải: 450 m3/ngày.đêm, 18,75m3/h.

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:

- Nguồn phát sinh khí thải: Khí thải sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi. - Lưu lượng xả khí thải tối đa: 10.000 m3/h.

- Dòng khí thải: Khí thải sau xử lý được thải ra ống khói cao 11m.

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải: Lưu lượng, bụi, CO, NOx, SO2 đạt QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B, Kp =1, Kv=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- Vị trí xả khí thải: Tại miệng ống khói sau hệ thống xử lý khi thải, cao 11m. - Phương thức xả khí thải: liên tục (24/24)

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):

Dự án có phát sinh tiếng ồn, độ rung, tuy nhiên nằm ở dưới mức cho phép. Vì thế, CĐT không đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.

Chương VII

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:

Bảng 7. 1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

STT Tên công trình hành thử nghiệmThời gian vận Công suất dự kiến đạt được

1 Công trình xử lý nước thải: hệ thống xử lý nước thải Từ ngày 1/3/2023- hết ngày 22/5/2023

Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A

(Kq = 1, Kf= 1).) 2 Công trình xử lýkhí thải hết ngày 22/5/2023Từ ngày 1/3/2023-

Khí thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B

(Kp=1, Kv=1) 3

Công trình thu gom, lưu giữ chất

thải rắn thông thường, chất thải

nguy hại

- Các loại chất thải được thu gom, xửlý đúng theo quy định.

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bịxử lý chất thải: xử lý chất thải:

1.2.1. Công trình xử lý nước thải

Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải bắt đầu từ ngày 1/3/2023 đến hết ngày 15/5/2023 (tức 75 ngày):

+ Tần suất quan trắc: 5 lần/giai đoạn điều chỉnh (cách 15 ngày lấy mẫu 1 lần đến hết giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn).

+ Thông số quan trắc của từng công đoạn xử lý: 01 mẫu đầu vào bể điều hòa; 01 mẫu đầu ra bể điều hòa đồng thời là mẫu đầu vào bể Yếm khí; 01 mẫu đầu ra bể MBR đồng thời là mẫu đầu vào bể trung gian; 01 mẫu đầu ra bể trung gian đồng thời là mẫu đầu vào hệ làm mềm nước; 01 mẫu đầu ra hệ lọc RO.

+ Mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 3 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng; trưa; chiều), trộn đều với nhau.

- Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải:

+ Tần suất quan trắc: 7 ngày liên tiếp bắt đầu từ ngày 16/5/2023 đến hết ngày 22/5/2023. Mỗi ngày lấy mẫu 1 lần gồm 1 điểm đầu vào và 1 điểm đầu ra sau xử lý.

+ Thông số quan trắc: pH, BOD, TSS, tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, các chất hoạt động bề mặt, phosphat, Coliform.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (giá trị C, cột A, hệ số Kq= 1, Kf= 1).

1.2.2. Công trình xử lý khí thải

Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý khí thải lò hơi bắt đầu từ ngày 1/3/2023 đến hết ngày 15/5/2023 (tức 75 ngày):

+ Tần suất quan trắc: 5 lần/giai đoạn điều chỉnh (cách 15 ngày lấy mẫu 1 lần đến hết giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn).

+ Thông số quan trắc: Lưu lượng, bụi, CO, NOx, SO2

+ Mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 3 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng; trưa; chiều)

Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải:

+ Tần suất quan trắc: 7 ngày liên tiếp bắt đầu từ ngày 16/5/2023 đến hết ngày 22/5/2023. Mỗi ngày lấy mẫu 1 lần gồm 01 vị trí trước ống thải trước và 01 vị trí sau ống thải HTXLKT.

+ Thông số quan trắc: Lưu lượng, bụi, CO, NOx, SO2.

− Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (Kp=1, Kv=1)

1.2.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch

Chủ dự án dự kiến sẽ thuê một trong các đơn vị có chức năng thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường như: Trung tâm Tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh Lao Động để tiến hành thu và phân tích các mẫu chất thải tại dự án.

- Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động (COSHET)

- Địa chỉ: 286/8A Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, Tp. HCM. - Điện thoại: 0283.868.0842 Fax: 0283.868.0869

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường số hiệu VIMCERTS 026 do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, chứng chỉ VILAS số 444 chứng nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Việt Nam.

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định củapháp luật. pháp luật.

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ2.1.1. Giám sát trong giai đoạn thi công, xây dựng 2.1.1. Giám sát trong giai đoạn thi công, xây dựng

thiểu các chất thải phát sinh đã được nêu ra trong kế hoạch quản lý môi trường.  Giám sát chất thải rắn

Giám sát chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân, chất thải trong quá trình thi công, xây dựng và các loại bao bì chứa vật liệu xây dựng, sắt thép,… bố trí điểm thu gom và lưu trữ hợp lý.

Vị trí: tại vị trí tập trung chất thải rắn.

Chỉ tiêu giám sát: khối lượng, thành phần, phân loại, quy cách thùng chứa. Tần suất: hàng ngày.

Giám sát chất lượng nước thải xây dựng

Vị trí: 01 điểm tại vị trí sau hố lắng nước thải xây dựng.

Thông số: Lưu lượng, pH, chất rắn lơ lửng, Tổng dầu mỡ khoáng.

Tần suất: 03 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (giá trị C, cột A, hệ số kq= 1, kf= 1).

2.1.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

Giám sát chất lượng khí thải lò hơi

Thông số: Lưu lượng, bụi, CO, NOx, SO2.

Vị trí, tần suất giám sát: Vị trí quan trắc: 01 điểm tại ống thoát khí sau HTXL khí thải lò hơi. Tần suất quan trắc tối thiểu 15 ngày/lần.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B, Kp =1, Kv=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Giám sát chất lượng nước thải

Vị trí: 02 điểm tại đầu vào và đầu ra của HTXLNT.

Thông số: lưu lượng, pH, BOD5, TSS, Amoni, Sunfua, Dầu mỡ khoáng, Tổng Nitơ, Tổng Phospho, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Tổng Coliform.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (giá trị C, cột A, hệ số kq= 1, kf= 1).

 Giám sát chất thải rắn:

Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần chất thải, phân loại.

Vị trí giám sát: tại khu tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và khu lưu trữ chất thải nguy hại.

2.1.3. Giám sát trong giai đoạn vận hành thương mại

Giám sát chất thải rắn

Vị trí: tại vị trí tập trung chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Chỉ tiêu giám sát: Khối lượng, thành phần chất thải, phân loại, hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải.

Tần suất: Thường xuyên và liên tục.  Giám sát chất lượng khí thải lò hơi

Vị trí: 01 điểm tại ống thoát khí sau HTXL khí thải lò hơi Thông số: Lưu lượng, bụi tổng, CO, NOx, SO2.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B, Kp =1, Kv=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khí thải đối với bụi và các chất vô cơ.

Giám sát chất lượng nước thải

Vị trí: 02 điểm tại đầu vào và đầu ra của HTXLNT.

Thông số giám sát: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), pH, BOD5, chất rắn lơ lửng, Amoni, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Tổng dầu mỡ khoáng, Clo dư, tổng Coliforms.

Tần suất giám sát: 03 tháng/01 lần.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (giá trị C, cột A, hệ số Kq= 1, Kf= 1).

Giám sát xói lở

Vị trí: Bờ sông Tiền tiếp giáp với khu vực dự án. Thông số: Quy mô và mức độ xói lở.

Tần suất: 06 tháng/lần và khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:

Dự án không thuộc đối tượng quan trắc tự động, liên tục chất thải

Một phần của tài liệu bao cao de xuat cap giay phep moi truong Anova Thabico 01.03.2022 (Trang 164)