giai đoạn dự án đi vào vận hành
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động:
2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải
Bảng 4. 20. Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn vận hành dự án
Nguồn gây
tác động Hoạt động phát sinh
Bụi và khí thải
- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, hoạt động giao thông nội bộ, phương tiện của khách hàng ra vào công ty
- Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển; thiết bị, máy móc
- Khí thải từ hoạt động của lò hơi
- Khí thải (CH4, CH3SH, H2S và các khí gây mùi khác) phát sinh do quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ từ hệ thống thoát nước thải, nước mưa, khu tập kết chất thải rắn
- Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của máy phát điện dự phòng
- Bụi từ các khâu của quá trình sản xuất: nhập, xuất nguyên liệu, sơ chế, gọt vỏ (không đáng kể0
Nước thải
- Hoạt động sinh hoạt của 442 nhân viên, cán bộ làm việc tại dự án - Nước thải từ hoạt động sản xuất
- Nước mưa chảy tràn Chất thải rắn thông
thường
- Chất thải rắn sinh hoạt của 442 công nhân
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: vỏ trải cây, trái cây không đạt chuẩn chất lượng, rau hư,..…
Chất thải nguy hại
- Hoạt động bảo dưỡng, sữa chữa và vệ sinh thiết bị, máy móc
- Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và khu văn phòng: Bóng đèn huỳnh quang, pin ắc quy thải, giẻ lau dính dầu mỡ, hộp mực in thải,…
Nguồn gây
tác động Hoạt động phát sinh
- Dầu, nhớt thải từ các phương tiện máy móc
2.1.1.1. Chất thải rắn a). Chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy gây phát sinh chất thải sinh hoạt.
- Đối tượng tác động: môi trường đất, nước, không khí. - Phạm vi tác động:
+ Phạm vi không gian: tại vị trí xả thải.
+ Phạm vi thời gian: Kéo dài suốt thời gian vận hành. - Đánh giá mức độ tác động:
Khi dự án đi vào hoạt động, CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân viên làm việc tại nhà máy, bao gồm: rác hữu cơ (rau quả, thực phẩm thừa, giấy vụn,…), rác thải vô cơ (bao nilon, vỏ lon, thủy tinh,…)
Với số lượng công nhân cán bộ làm việc thường xuyên trong giai đoạn vận hành dự án là 442 người. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này được ước tính như sau: 442 người x 0,5 kg/người.ngày = 221 kg/ngày (Với định mức CTRSH phát sinh là 0,5 kg/người.ngày).
Thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, vỏ trái cây,… và các chất vô cơ như: các loại bao bì nilon, giấy, lon, chai,…
Các loại chất thải nêu trên nếu không có biện pháp xử lý sẽ có một số tác động tiêu cực đến môi trường không khí và môi trường đất. Cụ thể tác động của chúng như sau:
Bảng 4. 21. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
Loại chất thải Tác động
Các thành phần hữu cơ dễ phân huỷ
Sẽ sinh ra các chất khí gây mùi hôi, tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, nhân viên làm việc tại dự án
Các thành phần trơ trong chất thải rắn sinh hoạt: giấy, nilon, kim loại, nhựa, thuỷ tinh,…
Khi vứt bừa bãi sẽ lẫn lộn vào đất gây tác động đến môi trường đất, làm mất mỹ quan trong khu vực.
Các loại nhựa và bao bì nilon Gây ra sự tắc nghẽn các cống thoát nước, gây hại cho hệ visinh vật đất, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển là nguyên nhân của các dịch bệnh.
Chất dẻo nhựa PE
Rất bền trong môi trường đất, tùy theo từng loại chất dẻo mà thời gian phân huỷ có thể từ 20-5000 năm, vì vậy PE tích luỹ trong môi trường đất sẽ gây nên những tác động môi trường lâu dài.
thùng nhựa, có nắp đậy để thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định.
b). Chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Nguồn phát sinh: Phát sinh từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. - Đối tượng tác động: môi trường đất, nước, không khí.
- Phạm vi tác động:
+ Phạm vi không gian: tại vị trí xả thải.
+ Phạm vi thời gian: Kéo dài suốt thời gian vận hành. - Đánh giá mức độ tác động:
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án chủ yếu là: vỏ, hạt, nguyên liệu không đạt chất lượng, tạp chất (đất, đá,…) lẫn trong nguyên liệu.
Tải lượng phát sinh nguồn thải này trong giai đoạn vận hành của dự án phụ thuộc vào tính chất và chất lượng nguồn nguyên liệu, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và trình độ tay nghề của người lao động.
Với lượng nguyên liệu sử dụng cho dự án là 660 tấn nguyên liệu/ngày (Theo thống kê tại Bảng 1.5 của báo cáo). Theo tham khảo từ một số nhà máy sản xuất trái cây, rau củ đông lạnh có quy trình sản xuất tương tự & kinh nghiệm của chủ đầu tư, khối lượng cụ thể của từng loại chất thải được tính toán như sau:
Bảng 4. 22. Khối lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh từ dự án
STT Tên nguyênliệu Thành phần Khối lượng CTR công nghiệpthông thường Ghi Chú
1 Trái cây (xoài, chuối, đu đủ, đậu nành, rau, bắp..) 15% phế phẩm (bao gồm vỏ, hạt, nguyên liệu không đạt chất lượng, tạp chất…) 660 tấn nguyên liệu/ngày
100 tấn/ngày Phát sinh trong quátrình sản xuất
2 Tro xỉ lò hơi nguyên2,5tấn
liệu/ngày 100 kg/ngày
Tổng cộng 100,1 tấn/ngày
(Nguồn: Công ty Cổ phần Anova Thabico, 2022)
Trong quá trình hoạt động sản xuất có thể xảy ra tình trạng nguyên liệu và sản phẩm sau khi sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc xảy ra việc sản phẩm quá hạn sử dụng nhưng vẫn còn nằm trong kho chứa.
Lượng sản phẩm tại dự án là thực phẩm có hàm lượng hữu cơ rất cao, nếu hư hỏng hoặc nhiễm vi khuẩn nhưng không được xử lý mà đưa ra thị trường tiêu thị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, các sản phẩm hư hỏng này nếu không được thu gom, xử lý triệt để mà thải bỏ ra môi trường bên ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, phát tán mùi làm ảnh hưởng đến dân cư và môi trường.
Sản phẩm của dự án sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn Châu Âu, vì vậy khâu kiểm soát chất lượng rất được chú trọng và quan tâm, đặc biệt khâu thanh trùng được kiểm tra chặt chẽ, rất hiếm khi để sản phẩm bị nhiễm khuẩn hay hư hỏng. Tuy nhiên khi xảy ra trường hợp sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, nhiễm khuẩn Chủ đầu tư sẽ tiến hành thu gom, lưu chứa và khu vực chứa chất thải và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý triệt để, không thải ra môi trường ngoài. Sản phẩm quá hạn sử dụng: Tiêu chí sản phẩm của Công ty được sản xuất theo định hướng B2B nên sẽ sản xuất theo quy trình MAKE TO ORDER (Sản xuất khi có đơn đặt hàng) vì vậy hầu như không có trường hợp sản phẩm hết hạn sử dụng.
Nhà máy sẽ tiến hành xây dựng chứng nhận FSSC 22000 và HACCP. Tất cả công đoạn sản xuất sản phẩm được xây dựng phòng sạch và đảm bảo quy trình rửa tay, thay bảo hộ lao động, airshower, bố trí sản xuất và đường đi sản phẩm, các điểm kiểm soát đáp ứng các tiêu chuẩn HACCP, do đó đảm bảo được vệ sinh và an toàn thực phẩm, hạn chế được vấn đề nhiễm khuẩn, sản phẩm kém chất lượng. Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp sản phẩm nhiễm khuẩn thì tỷ lệ rất thấp, chiếm tỷ lệ khoảng 0,01% khối lượng sản phẩm tương ứng với 56 kg/ngày.
Bùn thải từ HTXLNT công suất 450m3/ngày.đêm
Bùn thải phát sinh từ quá trình hoạt động trạm xử lý nước thải tập trung, có thành phần, khối lượng như sau:
- Thành phần:
Nước thải của dự án có chứa thành phần chất hữu cơ cao nên trạm xử lý nước thải của Dự án sử dụng phương pháp công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí. Lượng bùn thải sinh ra chủ yếu từ bể xử lý sinh học với các thành phần được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.21. Thành phần hóa học của bùn từ bể sinh học
Đơn vị tính: % trọng lượng khô
Loại bùn Chất hữu cơ Nitơ Phốt pho Kali Chất béo
Bể sinh học 65 - 75 3,4 2,3 0,3 - 0,4 2,6
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ - Quản lý chất thải rắn – NXB Xây dựng, 2001
Trong tương lai, Khi vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất 450 m3/ngày.đêm, lượng bùn từ bể sinh học được tính theo công thức sau:
= 450 x [((0,5 x 1.500) + ( 0,3 x 5.000)) x 10 + 0,03162]= 1.012 (kg/ngày). Trong đó:
+ G: Khối lượng bùn thải (kg/ngày)
+ Q: lưu lượng nước thải lớn nhất cần xử lý, Q = 450 (m3/ngày.đêm). + SS: hàm lượng cặn lơ lửng, từ SS = 1.500 (mg/l). (số liệu tại bảng 4.29) + BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa, BOD5= 5.000 mg/l). (số liệu tại bảng 4.29)
2.1.1.2. Chất thải nguy hại
Trong quá trình hoạt động của nhà máy sẽ phát sinh ra khối lượng chất thải nguy hại: hộp mực in thải, bóng đèn thải và các loại thủy tinh hoạt tính thải, bao bì cứng bằng kim loại thải, giẻ lau, vải dính dầu mỡ, các loại dầu mỡ thải,…. Tham khảo một số dự án có loại hình và tính chất tương tự, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại dự án khi đi vào hoạt động ổn định dự kiến khoảng 106kg/tháng.
Các loại chất thải nguy hại nêu trên, nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định có thể gây rơi vãi, làm mất vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng và luôn chứa đựng nguy cơ gây nguy hại đối với sức khỏe con người và các hệ sinh thái lâu dài. Biện pháp quản lý và giảm thiểu sẽ được trình bày ở phần sau.
2.1.1.3. Bụi, khí thải
- Nguồn phát sinh:
+ Bụi, khí thải từ hoạt động các phương tiện giao thông tại khu vực dự án; + Bụi và khí thải từ hoạt động sản xuất;
+ Khí thải từ máy phát điện; + Khí thải từ lò hơi;
+ Mùi hôi từ quá trình tập kết rác thải, hệ thống xử lý nước thải.
- Đối tượng tác động: cán bộ, công nhân viên làm việc tại dự án và môi trường không khí.
- Phạm vi tác động:
+ Phạm vi không gian: khí thải phát sinh tại phạm vi dự án. + Phạm vi thời gian: Kéo dài suốt thời gian vận hành.
a). Bụi, khí thải từ hoạt động giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có một lượng lớn các phương tiện giao thông ra vào Dự án, bao gồm:
Các phương tiện đi lại của công nhân viên;
Hoạt động của các phương tiện vận tải này sẽ làm phát tán bụi đất vào môi trường không khí do cuốn lên từ nền đường, đồng thời thải ra khói thải chứa các chất ô nhiễm như bụi khói, NO2,CO,CO2do đốt cháy nhiên liệu xăng và dầu Diezel trong động cơ.
Tải lượng bụi đất và khí thải:
Theo báo cáo đầu tư dự án, lượng nguyên liệu (trái cây & rau các loại) vận chuyển từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động của dự án lớn nhất mỗi ngày khoảng 660 tấn (Thống kê tại mục 1.3.4). Số lượt xe tham gia vận chuyển nguyên liệu mỗi ngày là 28lượt xe (mỗi xe có trọng tải 24 tấn, sử dụng nhiên liệu diesel). Số lượt xe không tải quy đổi về số lượt xe có tải là: 5lượt xe. Tổng lượt xe vận chuyển nguyên liệu mỗi ngày khoảng 33 lượt xe (quy đổi về lượt xe có tải).
Bên cạnh phương tiện vận chuyển hàng hóa, còn có xe máy của cán bộ, công nhân tham gia sản xuất, vận hành dự án với số lượng khoảng 442 người/ngày. Giả sử 98% cán bộ, công nhân sử dụng xe máy, 5% cán bộ sử dụng xe ôtô. Tính toán được số lượng xe ra vào dự án 01 ngày là 433 xe máy & 9 xe ô tô. Với hệ số quy đổi xe máy ra xe ô tô là 0,3 (Hệ số quy đổi dựa theo TCVN 4054:2005: Đường ô tô – Tiêu chuẩn thiết kế). Vậy số lượng xe quy đổi ra xe ô tô là:
433 xe máy × 0,3 ×2 (lượt vào, lượt ra) = 260 lượt xe ô tô/ngày →Số lượt xe ôtô của 1 ngày là 269 lượt xe ô tô/ngày
Số lượt xe ô tô không tải quy đổi về xe có tải là : 269 ÷2,8 = 96 lượt xe. Vậy tổng lượt xe ô tô ra vào nhà máy mỗi ngày là: 33 + 96 = 129 lượt xe.
Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận tải được tính theo hệ số ô nhiễm do USEPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và hệ số do WHO thiết lập năm 1993 như sau:
Bảng 4. 23. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển khi tham gia giao thông
(Nguồn: Tổ chức y tế thế giới, WHO)
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%), quy ước hàm lượng lưu huỳnh bằng 0,25%.
Ta có tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NO2, VOC do các phương tiện phát thải trên tuyến đường vận chuyển tại khu vực dự án được xác định như sau:
- Tải lượng Bụi : Eb= 129 x 0,9 = 94,5kg/1.000km.ngày = 2,36kg/ngày - Tải lượng CO: ECO=105x 2,9 = 304m5/1.000km.ngày = 7,61kg/ngày
-Tải lượng SO2:ESO2= 105x 4,15 x 0,25% = 1,089kg/1.000km.ngày = 0,027kg/ngày - Tải lượng VOC: EVOC= 105x 0,8 = 84kg/1.000km.ngày = 2,1kg/ngày
TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km) 1 Bụi 0,9 2 SO2 4,15S 3 NOX 14,4 4 CO 2,9 5 VOC 0,8
Nồng độ bụi và các khí gây ô nhiễm do nguồn phát thải di động liên tục được tính toán theo mô hình Sutton như sau:
2 2 2 2 ( ) ( ) 2 2 0,8 z z z h z h X z e e C E u (1) Với:
- Cxlà nồng độ chất ô nhiễm trong không khí tại độ cao z so với mặt đất, cách đường giao thông x mét (mg/m3).
- E: Tải lượng nguồn thải (mg/m.s).
- Z: Độ cao tại điểm tính toán, z được lấy bằng 2m.
- z: Hệ số khuếch tán theo phương z (m), là hàm số của khoảng cách x theo phương
gió thổi và độ ổn định của khí quyển, z= 0,53 × x0,73, với trạng thái khí quyển loại B (cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực).
- u: Tốc độ gió trung bình so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi, tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án là 3m/s.
- h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (lấy mặt đường bằng mặt đất, do đó h = 0 m).
- x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải theo chiều gió thổi.
Thay các số liệu vào (1) ta tính toán được nồng độ bụi và các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải như bảng sau:
Bảng 4. 24. Nồng độ bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển tại các khoảng cách khác nhau
TT Khoảng cáchx (m) z Nồng độ (mg/m3)
Bụi CO SO2 VOC NOx
1 5 1,716026431 1,031 3,323 0,0118 0,916 16,498 2 10 2,846268521 0,500 1,614 0,0057 0,445 8,013 3 15 3,826683015 0,352 1,136 0,0040 0,313 5,641 4 20 4,720932234 0,279 0,899 0,0032 0,248 4,466 5 25 5,556125872 0,234 0,755 0,0027 0,208 3,748 6 30 6,34708604 0,203 0,656 0,0023 0,180 3,256 7 35 7,103060961 0,181 0,583 0,0021 0,161 2,895 QCVN05:2013/BTNMT -TB 24 giờ 0,2 -- 0,125 -- 0,1 Nhận xét:
+ Nồng độ bụi : Vượt giới hạn cho phép trong phạm vi bán kính ảnh hưởng 30m và nằm trong giới hạn cho phép trong phạm vi ảnh hưởng từ 35m trở lên của QCVN05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung