IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
4.2. Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất
4.2.1. Giải pháp nguồn nhân lực
* Nâng cao chất lượng giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi đôi với đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, kĩ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật nhằm phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của đất nước:
- Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới, quy mô trường, lớp theo hướng tăng quy mô, giảm đầu mối, đảm bảo cân đối, hợp lý giữa quy mô và cơ cấu, giữa các loại hình, vùng miền, các cấp học, trình độ đào tạo.
- Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách theo hướng tăng đầu tư để đảm bảo cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, tăng quyền tự chủ để từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên. Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập ở những nơi có đủ điều kiện.
- Rà soát, bổ sung các chính sách hỗ trợ trong giáo dục:
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đào tạo lao động ở các trình độ; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có chính sách khuyến khích đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng & triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút người tài, người có trình độ, tay nghề cao.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 81 * Đãi ngộ và thu hút nhân tài: Có chính sách thoả đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về huyện xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chuyên gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích ưu tiên đối với những người đi cùng (gia đình) để cán bộ, chuyên gia yên tâm công tác.
4.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư
Huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch. Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nhân dân bằng các phương thức tín dụng tài chính và phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
* Nguồn vồn từ ngân sách nhà nước:
- Tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ kinh tế của huyện. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển.
- Tăng cường thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Xây dựng các dự án có tính khả thi cao để tranh thủ nguồn vốn thông qua các chương trình của Nhà nước như đầu tư thủy lợi, giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa…
* Nguồn vốn từ các doanh nghiệp:
- Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư, nhất là đất đai và có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong huyện, trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
- Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về tiềm năng, thế mạnh của huyện nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
* Nguồn vốn huy động trong dân: Thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực, làm tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để Nhân dân tự nguyện tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch…) theo phương thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 82 * Vốn tín dụng: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, huy động tiền vay. Tạo môi trường tài chính tin cậy; củng cố, mở rộng hệ thống ngân hàng, hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân, huy động tốt vốn nhàn rỗi trong Nhân dân.