IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
4.4. Các giải pháp khác
4.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Các vị trí trong kế hoạch sử dụng đất phải nằm trong hệ thống quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất trên phạm vi toàn tỉnh Hà Giang nói chung và trên phạm vị huyện Bắc Mê nói riêng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Kiên quyết thu hồi đất đối với những dự án đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, sử dụng đất trái mục đích được giao, thuê; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Phát huy tốt vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong quản lý tài nguyên đất đai.
* Về chính sách tài chính đất đai:
Nhà nước có chính sách tạo nguồn về tài chính để các chủ thể thực hiện đúng tiến độ các dự án theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 84 tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất mang lại; điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối, phân phối hợp lý tạo nguồn lực phát triển đồng đều giữa các vùng miền; cải cách hệ thống thuế có liên quan đến đất đai và bất động sản nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất vì mục đích đầu cơ.
* Về quản lý sử dụng đất:
+ Xây dựng các quy định pháp lý để quản lý và bảo vệ các vùng trồng lúa, vùng phát triển rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Xây dựng và ban hành quy định để xác định rõ trách nhiệm cụ thể giữa tỉnh và địa phương, trong từng ngành, từng cấp, trong từng cơ quan, đơn vị, trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc quản lý đất đai nói chung và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt.
* Các chính sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Chính sách đối với đất trồng lúa:
+ Chính sách hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa: khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích; hỗ trợ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản lúa và khâu tiêu thụ lúa.
+ Xây dựng chế tài trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa, nhằm xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Chính sách bảo vệ và phát triển rừng:
+ Ưu tiên giao đất, giao và khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hưởng lợi lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tạo điều kiện cho chủ rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật.
+ Tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
* Chính sách đất đai đối với phát triển công nghiệp
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện như: Chính sách ưu đaic về đất đai, chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào, chính sách hỗ trợ san lấp mặt bằng, chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp, chính sách hỗ trợ đào tạo lao động trong các cụm công nghiệp, chính sách hỗ trợ về thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ về lãi suất vay vốn ngân hàng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng trong khu cụm công
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 85 nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ, siwwu nhỏ và hộ kinh doanh cá thế để sane xuất, kinh doanh.
* Chính sách đất đai đối với phát triển đô thị
- Chính sách điều chỉnh quá trình phát triển đô thị phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động.
- Cơ chế quản lý đô thị nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất đô thị về đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Chính sách đối với phát triển hạ tầng
- Cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển,xây dựng cơ sở hạ tầngkỹ thuật và hạ tầng xã hội. Có các giải pháp và chính sách cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, trong đó lưu ý đất cho xã hội hóa các lĩnh vực này.
- Có chính sách đầu tư hạ tầng đối với quỹ đất ít có khả năng nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và phát triển khu dân cư mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
* Cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư phát tiển dịch vụ, thương mai, du lịch
- Thực hiện các chính sách ưu đãi để tạo sức thu hút phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, du lịch; có chính sách bồi thường, hỗ trợ linh hoạt đối với các trường hợp thu hồi đất; ưu tiên dành quỹ đất tái định cư để bố trí cho các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất; đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu tái định cư nhằm ổn định đời sống của nhân dân. Xây dựng kế hoạch cụ thể, giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp; tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người;
- Hỗ trợ về quảng cáo giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm trên Website của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch.
- Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn cho khách tham quan du lịch; phát hành ấn phẩm quảng bá, tổ chức hội thảo quảng bá xúc tiến du lịch.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 86 lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa và thể thao
- Cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất: Giảm giá hoặc có chính sách tương ứng. - Ưu đãi về tiền thuê đất: Có các chế độ miễn giảm phù hợp.
- Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ.
- Chính sách đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất & dự án xã hội hóa.
4.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, tăng cường khả năng đóng góp của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội & bảo vệ môi trường của huyện. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhất là trong sản xuất, bảo quản, chế biến các loại nông sản; không nhập các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.
- Ưu tiên nghiên cứu chọn tạo các giống cây (lúa, ngô, lạc), vật nuôi chủ lực có chất lượng cao của huyện; xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hạt giống, nhằm chủ động đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện biến đổi khí hậu. Phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu có năng suất, chất lượng cao hình thành vùng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, vườn rừng.
- Xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới, làm cơ sở hỗ trợ sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tập trung phát triển theo hướng an toàn, VietGAP.
- Đẩy mạnh phát triển các mô hình ứng dụng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình nhằm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến với huyện & tỉnh.
- Xây dựng mối liên kết bền vững với các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn nhằm phát triển công nghệ sinh học của tỉnh tiên tiến, bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển hệ thống thương mại để đa dạng loại hình phục vụ hướng đến đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm hàng hóa.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 87 - Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất các loại vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn (gạch siêu nhẹ, tấm sàn bê tông xi măng nhẹ), vật liệu chống cháy, chậm cháy, vật liệu cách âm, cách nhiệt, cách điện (vách ngăn chống cháy cách nhiệt), tiết kiệm năng lượng; sản xuất các vật liệu mới từ nguyên liệu địa phương, đặc biệt từ gỗ, tre, trúc; sản xuất các sản phẩm nội thất và sản phẩm tiêu dùng.
4.4.3. Giải pháp về thông tin và truyền thông
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất và thực hiện kế hoạch cần có sự tham gia đầy đủ của các tổ chức, các nhân sử dụng đất. Cần lựa chọn các phương tiện thông tin và truyền thông phù hợp để mọi đối tượng nắm bắt được đầy đủ các thông tin về quy hoạch, kế hoạch. Ngoài ra giáo dục pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai cần được chú trọng, quan tâm; để nâng cao trình độ cho các bộ quản lý đất đai và nhận thức của các tổ chức, các nhân sử dụng đất về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, đúng pháp luật.
4.4.4. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hạn chế tối đa việc cắt taluy làm đường giao thông, trường hợp bắt buộc phải có giải pháp gia cố taluy; nghiêm cấm việc cắt taluy xây dựng nhà cửa và các công trình công cộng, cắt mất chân của sườn dốc tự nhiên; đồng thời tổ chức trồng rừng tại các khu vực lân cận nhằm giảm hiện tượng quá bão hòa nước gây ra trượt lở đất đá.
- Hạn chế tối đa phát triển các công trình dân sinh, đối với các điểm sạt lở do taluy làm đường tiến hành gia cố taluy, các taluy do làm nhà ở của người dân cần tạo cơ chế đất đai di chuyển sang nơi ở mới; đối với điểm sạt lở do tự nhiên không bố trí phát triển các công trình dân dụng, cần khảo sát kỹ lưỡng làm rõ nguyên nhân, trong đó tập trung giải pháp trồng rừng phòng hộ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Kế hoạch sử dụng đất huyện Bắc Mê đến năm 2022 được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước, tiềm năng đất đai của huyện. Các chỉ tiêu sử dụng đất được tổng hợp từ nhu cầu của các ngành, các lĩnh vực.
Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận Phát 88 các vấn đề chủ yếu về đất đai, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuẩn bị kết cấu hạ tầng và nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các thành phần kinh tế.
Kế hoạch sử dụng đất huyện Bắc Mê năm 2022 có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập sự ổn định về mặt pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ để tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường theo hướng sử dụng đất bền vững.
2. Kiến nghị
Ủy ban nhân dân huyện Bắc Mê kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện để Ủy ban nhân dân huyện có căn cứ để giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các ngành nông - lâm - thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tạo điều kiện về kinh phí, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài cho huyện để thực hiện đồng bộ các dự án./.