Sơ đồ 2.3: Tỷlệ nợquá hạntại CNSở giaodịc h1 giaiđoạn 2017 – 2019 Sơ đồ 2.4: Tỷlệ nợxấu tạiCN Sởgiao dịch1 giaiđoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 (Trang 76 - 127)

giữ ở mức ổnđịnh khoảng 4,5% tổng dưnợ của Chinhánh.Tính đến 30/12/2019, tổng dư nợquá hạn của CN Sở giao dịch 1 đã lênđến 923,3 tỷ đồng tăng 218,71 tỷ đồng sovới cùng thời điểm năm 2018, tương đương tăng 26,2%.Sang đến năm 2020, tuy rằng do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng khiến nhiều khách hàng lớn, nhỏ của CN Sở giao dịch 1 đều gặp nhiều khó khăn. Khách hàng đối mặt với việc mất khả năng thanh toán các khoản nợ tín dụng cho Chi nhánh, còn CN Sở giao dịch 1 thì phải đối mặt với việc tỷ lệ nợ xấu tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mình. Đứng trước tình hình đó, theo sự chỉ đạo của Hội sở chính BIDV và định hướng của Ngân hàng Nhà Nước, CN Sở giao dịch 1 áp dụng các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các khách hàng gặp khó khăn.Nhờ đó đã góp phần giúp giảm tỷ lệ nợ quá hạn của CN Sở giao dịch 1 xuống còn 793,8 tỷ đồng giảm 129,5 tỷ đồng so với tổng nợ quá hạn của năm 2019.

2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

Nợ xấu là những khoản được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tình hình nợ xấu của CN Sở giao dịch 1 được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2017 – 2019

Dựa trên các số liệu đã thu thập được trong giai đoạn 2017 – 2019, ta có thể thấy được tình hình nợ xấu tại CN SGD1 đang có xu hướngtăng nhanh cả vềtỷ trọng trong tổngdư nợ cũngnhư về giả trịcác khoản nợxấu. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 chỉ là 14,7 tỷ đồng nhưngsang đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu đãtăng mạnh lên đến 107,2 tỷ đồng tươngđương tăng 7,3 lần sovới năm 2017. Đến năm 2019 tỷ nợ xấu củachi nhánh vẫntiếp tục tăng caolên mức 192,2 tỷ

đồngchiếm 0,94% tổng dưnợ của Chinhánh. Điều này phản ảnh rõ công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh vẫn chưa được đảm bảo các khoản nợ có khả năng mất vốn vẫn ở mức cao so với năm trước.

2.2.3 Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

CN Sở giao dịch 1 luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Ngân hàng Nhà Nước nói chung và các quy định nội bộ của hệ thống BIDV nói riêng về công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 2.6: Số liệu về quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại CN Sở giao dịch 1 giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Dự phòng rủi ro cụ thể trong cho vay 51,40 54,30 123,84

Dự phòng rủi ro cụ thể cho vay Doanh

nghiệpvà tổ chức trong nước 48,69 52,66 116,85 Dự phòng rủi ro cụ thể cho vay Cá nhân

Hộ gia đình trong nước

2,70 1,64 6,99

Dự phòng rủi ro chung trong cho vay 113,53 124,7

6 154,15

Dự phòng rủi ro chung cho vay Doanh

nghiệp và tổ chức trong nước 102,24 118,62 143,87 Dự phòng rủi ro chung cho vay Cá nhân

Hộ gia đình trong nước

11,28 6,14 10,28

Tổng cộng 164,89 179,6 279,6

Tỷ lệ tăngdự phòng chung 10,31% 24,44%

Tỷ lệ tăngdự phòng cụ thể 5,86% 127,57%

Tỷ lệ tăngdự phòng trong kỳ 8,92% 55,68%

(Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV – CN SGD1 giai đoạn từ năm 2017, 2018, 2019)

Ta có thểthấy được các quỹdự phòng chungvà quỹ dự phòngcụ thể của CN Sở giao dịch 1 đangcó xu hướng tăngtrong giai đoạngần đây, điều này đãchỉ ra tuy rằnghoạt động tín dụngcủa Chi nhánhphát triển ổnđịnh trongnhững năm gầnđây tuy nhiênhiệu quả củaviệc kiểm soátrủi ro tín dụnglại chưa thật sựđảm bảo. Các quỹdự

78

phòng chungtăng đều qua cácnăm tương ứng vớiđà tăng trưởngcủa tổng dưnợ. Tuy nhiên tỷ lệTLDPRR cụ thể lại cótỷ lệ tăng nhanhhơn so vớiquỹ dự phòngchung, điềunày là tấtyếu khi mà tỷlệ TLDPRR thườngđi kèm vớitỷ lệ nợ xấu(tỷ lệ nợ xấucủa CN Sở giao dịch 1 tăng quacác năm theosố liệu vềkết quả hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh).Cụ thể, tỷ lệ TLDPRR cho từngkhoản vay củaCN Sở giao dịch 1 năm 2019tăng đột biến, tănghơn 127,57% so vớinăm trước đó. Sởdĩ có sự độtbiến như vậy làdo tổng dưnợ nhóm 3, 4tại Chi nhánhtăng nhanh (nợ nhóm3 tăng 32,67 lần,nợ nhóm 4tăng 59 lần).Đâylà do các kháchhàng doanhnghiệp của CN Sở giao dịch 1 thườngđược đề xuất ápdụng các chínhsách về tài sảnbảo đảm ở mứctối thiểu là40%, vì vậy,khi mà cáckhách hàng doanhnghiệp bị phát sinhnợ xấu, nợ quáhạn thì buộcđề xuất phảigia tăng tỷ lệtrích lập dựphòng.

Bảng 2.7: Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của một số khách hàng tại CN Sở giao dịch 1 tính đến 31/12/2019

Đơn vị: tỷ đồng

ST

T KHÁCH HÀNG dư nợTổng loại nợPhân

Giá trị trích lập dự phòng

rủi ro

1 Công ty CP Quốc tế Inox Hòa Bình 157,5 Nhóm 2 3,15 2 Công ty CP Khí Công nghiệp Hà Nội 10,1 nhóm 2 0,20 3 Công ty CP Xuất nhập khẩu kỹ nghệ Á Đông 19,8 nhóm 2 0,40 4 Công ty CP nước sạch nông thôn

Thái Bình 9,4 Nhóm 3 0,94

5 Công ty TNHH SX và TM Thiên Trường An 7,8 Nhóm 3 0,78 6 Công ty TNHH SX XNK Dệt May 59,5 Nhóm 4 20,83 7 Công ty TNHH Đầu tư nhà và hạ tầngThanh Thế 49,9 nhóm 4 17,47

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro 1 – BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1)

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1

CNSở giao dịch 1luôn trú trọngđến công tác quảntrị rủi ro tíndụng, đặc biệtlà công tác phòngngừa rủi rorủi ro. Chinhánh tuân thủcác quy địnhcủa Pháp

luậtnói chung vàcác quy định,quy chế cấptín dụng củatrụ sở chínhNgân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Namnhằm đảm bảohạn chế tốiđa về rủi rotín dụng.

2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1

Hiện nay tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang được áp dụng theo mô hình phân tán và được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.5. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được chi thành 4 khối, bao gồm:

- Khối bán buôn: bao gồm 5 phòng QLKH doanh nghiệp

- Khối bán lẻ: bao gồm các phòng giao dịch và 2 phòng QLKH cá nhân - Khối tác nghiệp: Phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng - Khối quản lý rủi ro: phòng QLRR1

Ban lãnh đạo chi nhánh gồm: Giám đốc chi nhánh và 06 Phó giám đốc, trong đó 02 Phó giám đốc quản lý khối bán buôn, 02 Phó giám đốc Quản lý khối tác

80

nghiệp, 02 Phó giám đốc quản lý khối bán lẻ. Giám đốc điều hành chung hoạt động của chi nhánh và quản lý trực tiếp khối phòng Quản lý rủi ro 1. Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và ủy quyền thường xuyên cho các Phó giám đốc xử lý các công việc và thực hiện kýduyệt trên các tờ trình, đề xuất, các hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định về thẩm quyền của BIDV và của Chi nhánh.

Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng

Tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, việc phân cấp thẩm quyền đang được thực hiện theo công văn số 1416/QyĐ- BIDV.SGD1 ngày 26/08/2019 về việc giao quyền phán quyết tín dụng, Ủy quyền phê duyệt giải ngân và một số quy định riêng trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1.Việc phân cấp thẩm quyền được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.6: Quy trình cấp tín dụng tại CN Sở giao dịch 1

(Nguồn: Quy chế cấp tín dụng của BIDV và Phân cấp thẩm quyền cho BIDV – CN Sở giao dịch 1 theo công văn số 8142/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018)

(1) Vớikhoản cấp tíndụng nhỏ hơn hoặcbằng 22 tỷ đồngthì sẽdo Phó giám đốc QLKH trực tiếp đưa ra phánquyết cấp tín dụng cho khoản vay.

(2) Vớicác khoản cấptín dụng nằmtrong khoảng22 tỷ < Giới hạntín dụng < 77 tỷđồng. Saukhi được Phó giám đốc QLKH phêduyệt Báo cáođề xuất cấp tíndụng, bộ phậnQHKH sẽ chuyểntoàn bộ hồ sơsang phòngQLRR 1 để thựchiện thẩm định độc lậpvà trình kết quả thẩm định lên Phó giám đốc QLRR xem xét và đưa ra phán quyết cấp tín dụng phù hợp.

(3) Cáckhoản vay có tổnggiớihạn tíndụng nằm trongkhoảng 77 tỷ< giới hạn cấptín dụng <110 tỷ đồng thìcần phải đưaHội đồng tíndụng cơ sở củaCN Sở giao dịch 1 để đượcphê duyệt Hộiđồng tín dụngcơ sở sẽbao gồm: Giámđốc CN Sở giao dịch 1, các Phó giám đốc QLKH, các trưởng phòng của khối bán buôn, bán lẻ.

(4) Đốivới cáckhoảncấptín dụng> 110 tỷ đồngthì saukhi đã đượcphê duyệt Báocáo đề xuấtcấp tín dụngbởi Hội đồngtín dụng cơsở thì cần trìnhtiếp lên các bản quản lý khách hàng tương ứng tại Hộisở chính để thẩm định và do Ban quản lý rủi ro tín dụng ra quyết định phê duyệt hạn mức cấp tín dụng.

2.3. 2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - CN Sở giao dịch 1

Để đánh giá công tác tổ chức triển khai hoạt độngQTRRTD tại CN Sở giao dịch 1, tác giá đánh giá dựa trên 4 bước của quy trình quản trị rủi ro tín dụng là: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

2.3.2.1.Nhận diện rủi ro tín dụng

Trong quy trình rủi ro tín dụng, việc phânloại và đánhgiá khách hànglà rấtquan trọng. Nólà bước đầu tiên trong việcthực hiện QTRRTD tại chinhánh Sở giao dịch 1. Việcphân loại, đánhgiá chính xáckhách hàng từ những thông tin thu thập đượcsẽ hỗ trợ khả năng ra phán quyết tín dụng chính xác và gópphần loại bỏcác yếu tốgây ra rủiro và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ratại Chinhánh. Bộ phậnquan hệ kháchhàng tại CN Sở giao dịch 1 có trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hiện nay, quá trính xét duyệt cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 gồm: thẩm định khoản vay, ra quyết định cho vay, giải ngân và kiểm soát khoản vay.

(1) Thẩm định khoản vay

Đây là bước đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 và cũng là bước then chốt mang ý nghĩa quyết định trong toàn bộ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để thẩm định một khoản vay, bộ phận QHKH sẽ phải thực hiện 4 bước bao gồm: thu thập hồ sơ thông tin khách hàng; phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng; đánh giá

82

khả năng sinh lời của phương án kinh doanh; đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản đảm bảo cho khoản vay.

* Thu thập thông tin và hồ sơ của khách hàng

Trước khithiết lập quanhệ, Cán bộQHKH của cácphòng Bán buôn, Bán lẻ tại CN Sở giao dịch 1 sẽtiếp xúc, nắmbắt nhu cầuvà thu thập cácthông tin vềkhách hàng.Công tác thu thập thông tin không chỉ thông qua những thông tin khách hàng cung cấp mà còn yêu cầu cán bộ QHKH của Chi nhánh phải trực tiếp đi khảo sát thực tếcơ sở sản xuất, văn phòng công ty cũng như về tài sản đảm bảo trước khi lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Hồsơ thông tin của khách hàngtheo quy định của BIDV vàCN Sở giao dịch 1 bao gồm 04loại hồ sơ: hồ sơ pháplý, hồ sơ tàichính, hồ sơđề nghị cấp tíndụng và hồ sơtài sản đảm bảo.

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn tại CN Sở giao dịch 1 thường được tiến hành như sau:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về pháp lý khi khách hàng đến yêu cầu xin vay vốn tại CN Sở giao dịch 1. Hồ sơ bao gồm các thông tin pháp lý và tình hình tài chính của khách hàng.

- Tra cứu thông tin khách hàng trên hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà Nước: Tìm hiểu lịch sử vay nợ tại các TCTD, thông qua đó, cán bộ QHKH sẽ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và ý thức trả nợ vay của khách hàng.

- Tra cứu thông tin của khách hàng trên hệ thống SyronKYC. Đây là hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được BIDV theo quy định của Nhà Nước.

- Tìm kiếm thông tin trên mạng về tài sản đảm bảo. Thông qua việc tìm kiếm các tài sản có tính chất tương tự như TSBĐ của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ đưa ra những nhận định đánh giá sơ bộ về giá trị và khả năng thanh khoản của tài sản có đủ để đảm bảo cho toàn bộ hoặc một phần hạn mức cấp tín dụng.

* Phân tích, đánh giá năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Sau khi đã có được những đánh giá sơ bộ về khách hàng, cán bộ QHKH tại Sở giao dịch 1 sẽ tiếp tục đi sâu phân tích năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đây là một trongnhững yếu tố rất được cán bộ QHKH quan tâm và đánh giá chi tiết vì đây là nhân tố quyết định khả

năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Thông qua việc phân tích chi tiết về thông tin và năng lực tài chính, cán bộ QHKH sẽ phát hiện các dấu hiệu cảnh báo khả năng phát sinh rủi ro.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và dấu hiệu không trả được nợ của khách hàng như sau:

Bảng 2.8: Các dấu hiệu cảnh báo sớm và không trả được nợ của khách hàng

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về dư nợ

1 Số ngày nợ quá hạn

2 Số lượng khoản vay yêu cầu điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 4 Khách hàng có nợ cần tái cơ cấu

5 Số ngày quá hạn của dư nợ trả thay cam kết ngoại bảng

6 Khách hàng có dư nợ gốc phải sử dụng quỹ DPRR để hạch toán ngoại bảng 7

Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng, BIDV yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được theo yêu cầu và quá thời hạn trả nợ

8 Nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất tại các TCTD 9 Khách hàng bán nợ VAMC

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về tình hình tài chính

10 Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến hoặc không đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của khách hàng

11 Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm 50% so với quý trước 12 Thị phần kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm 10% so với quý trước

13 Những biến động lớn của thị trường khiến giá cả nguyên liệu đầu vào tăng trên10% trong 3 tháng liên tục 14 Dự kiến tổn thất đến tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xảy ra ảnh hưởngbất lợi của môi trường 15 Xảy ra các biến động bất lợi trong mội trường, ngành nghề kinh doanh tác độngtiêu cực trực tiếp tới khả năng trả nợ của khách hàng

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về tài sản bảo đảm

16 Tài sản bảo đảm của khách hàng cho khoản vay có suy giảm đáng kể về mặt giá trị,không đáp ứng các yêu cầu của BIDV và BIDV yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm nhưng khách hàng không thể thực hiện được.

17 Tính pháp lý của tài sản bảo đảm bị thay đổi ảnh hưởng đến quyền và khảnăng thu hồi của BIDV, đồng thời khách hàng không thể bổ sung tài sản bảo đảm theo yêu cầu.

Dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng về khách hàng đen

18 Khách hàng có dấu hiệu rửa tiền

19 Khách hàng có dấu hiệu tài trợ cho khủng bố

84

20

Thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Ban Điều hành bị kiện/khởi tố và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng. Sau 3 tháng doanh nghiệp vẫn không khắc phục và ổn định hoạt động kinh doanh.

21 Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hoặc đang trong quá trình xemxét giải thể, phá sản, hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. 22 Người đứng đầu doanh nghiệp bị truy tố, tạm giam, phạt tù hoặc các tình huốngpháp lý tương tự, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn

Sau khiđánh giá toàn bộ thông tin của khách hàng, cán bộQHKH sẽ đánhgiá tính hiệu quảcủa kế hoạch kinhdoanh trong năm tàichính tiếp theo, tính toánnhu cầu vốntheo hạn mứchoặc tính toándòng tiền, tínhkhả thi và nhucầu vayvốncủa khách hàng để từ đó xác định hạn mức cho vay và thời hạn cho vaycụ thể. Tại CN Sở giao dịch 1 tùytheo phân loại khách hàng và nhu cầu vốn hàng năm của kháchhàng sẽ đưa ra các điều kiện và cáchtính hạn mức cấptín dụng khácnhau.

Bộ phận QLKH sẽ dựa trên những chỉ tiêu phân tích từ báo cáo tài chính và phương án kinh doanh của khách hàng như: Chu kỳ vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, dòng tiền của doanh nghiệp để tính toán và đưa ra thời hạn và kỳ hạn trả nợ cho các khoản cấp tín dụng. Đối với cấp tín dụng theo hạn mức thì kỳ hạn trả nợ sẽ được xác định dựa trên các chỉ tiêu về thời gian luân chuyển của dòng tiền, chu kỳ sản xuất để đưa ra một kỳ hạn nhất định.

Đối với khoản các khoản cấp tín dụng cho vay theo dự án, công tác thẩmđịnh đượcthực hiện chặtchẽ từ khâu thuthập hồ sơ dựán đến phântích tính khảthi của dựán, khảo sátthực tế dự ánvà trình cácPhó giám đốc QHKH phêduyệt. Việc đánhgiá dự án chủyếu dựa trêncác việc đánh giácác nhóm chỉtiêu sau:

* Để đánh giá khả năng thanh toán gốc lãi từ phương án kinh doanh, bộ phận QLKH sẽ phải phân tích về nguồn trả nợ dự kiến. Dựa trên thực tế cho thấy, nguồntrả nợ của kháchhàng về cơ bảnđược huyđộng từ 3 nguồnchính, gồm có: + Lợi nhuận sau thuế

+ Khấu haocơ bản

* Khả năng trả nợtrên cơ sở đánhgiá dòng tiền + Đánh giá tỷ suất sinh lời của dự án (NPV;IRR) + Cơ sở đánhgiá khả năngtrả nợ: dòng tiềncủa Dự án + Đánh giá khảnăng trả nợ, thờigian cho vay

* Kiểm tra, định giá tài sản đảm bảo

Tại CN Sở giao dịch 1 và toàn hệ thống BIDV, TSBĐ là một trong những yếu tố quyết định trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.Để đảm bảoan toàn chohoạt động tín dụng tại ngânhàng, định hướngcủa Ban lãnh đạo CN Sở giao dịch 1 làtối đa hóaTSBĐ cho tấtcả các nghĩavụ của kháchhàng vay.

Công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo luôn được chú trọng tại CN Sở giao dịch 1. Ngay khi nắm được yêu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ tìm hiểu sơ bộ về giá trị của TSĐB, để có kế hoạch đi định giá và thành lập tổ định giá với các thành phần phù hợp với quy định của hội sở chính BIDV. Theo công văn số 4499/QyĐ-BIDV ngày 06/04/2020 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo đảm, thì đối với các TSĐB được định giá lần đầu có giá trị từ 5 tỷ trở lên và 10 tỷ trở lên đối với các lần định giá tiếp theo sẽ bắt buộc phải thành lập tổ định giá.

Hiện tại ở CN Sở giao dịch 1 theo công văn 6200/BIDV.SGD1-QLRR1 ngày 11/04/2020 khi định giá lần đầu đối với các TSĐB có giá trị từ 2 tỷ trở lên thì bắt buộc phải thành lập tổ định giá, còn đối với các lần định giá tiếp theo thì có giá trị từ 5 tỷ trở lên. Thành phần tổ định giá bao gồm lãnh đạo/cán bộ của phòng QLRR 1, lãnh đạo/cán bộ của phòng QHKH. Báo cáo về TSĐB do tổ định giá lập sẽ được chuyển cho cán bộ Thẩm định tín dụng (thường là một cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm định trong phòng QHKH) thẩm định trước khi trình Phó giám đốc phụ trách QLKH phê duyệt.

Các trường hợp khác, việc định giá TSĐB sẽ chỉ do lãnh đạo/cán bộ phòng QHKH đi định giá và trình phó giám đốc QHKH phê duyệt.

(2) Phê duyệt cấp tín dụng

86

tính khả thi của phương án kinh doanh,và nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ thực hiện chấm điểm XHTDNB và lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Dựa trên quy định của BIDV trong từng thời kỳ và xếp hạng tín dụng của khách hàng, bộ phận QLKH sẽ thực hiện lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng các nội dung sau: hạn mức cấp tín dụng; thời hạn khoản vay; các chính sách về tỷ lệ tài sản đảm bảo; chính sách về lãi suất, phí; phương thức quản lý tín dụng và trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt và ra phán quyết cấp tín dụng.

Việc ra phán quyết cấp tín dụng được thực hiện nghiêm túc và tuân thủ đúng theo quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đang được áp dụng tại CN Sở giao dịch 1 (đã được đề cập trong mục 2.3.1) , để đảm bảo không có rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 (Trang 76 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w