Sởgiao dịch1 tính đến 31/12/2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 (Trang 78 - 83)

Bảng 2.4: Báocáo thu chi củaCN Sởgiao dịch1 giaiđoạn 2017 – 2019

Sởgiao dịch1 tính đến 31/12/2019

luậtnói chung vàcác quy định,quy chế cấptín dụng củatrụ sở chínhNgân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Namnhằm đảm bảohạn chế tốiđa về rủi rotín dụng.

2.3.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1

Hiện nay tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang được áp dụng theo mô hình phân tán và được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.5. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được chi thành 4 khối, bao gồm:

- Khối bán buôn: bao gồm 5 phòng QLKH doanh nghiệp

- Khối bán lẻ: bao gồm các phòng giao dịch và 2 phòng QLKH cá nhân - Khối tác nghiệp: Phòng quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng - Khối quản lý rủi ro: phòng QLRR1

Ban lãnh đạo chi nhánh gồm: Giám đốc chi nhánh và 06 Phó giám đốc, trong đó 02 Phó giám đốc quản lý khối bán buôn, 02 Phó giám đốc Quản lý khối tác

80

nghiệp, 02 Phó giám đốc quản lý khối bán lẻ. Giám đốc điều hành chung hoạt động của chi nhánh và quản lý trực tiếp khối phòng Quản lý rủi ro 1. Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý và ủy quyền thường xuyên cho các Phó giám đốc xử lý các công việc và thực hiện kýduyệt trên các tờ trình, đề xuất, các hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định về thẩm quyền của BIDV và của Chi nhánh.

Phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng

Tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, việc phân cấp thẩm quyền đang được thực hiện theo công văn số 1416/QyĐ- BIDV.SGD1 ngày 26/08/2019 về việc giao quyền phán quyết tín dụng, Ủy quyền phê duyệt giải ngân và một số quy định riêng trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1.Việc phân cấp thẩm quyền được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.6: Quy trình cấp tín dụng tại CN Sở giao dịch 1

(Nguồn: Quy chế cấp tín dụng của BIDV và Phân cấp thẩm quyền cho BIDV – CN Sở giao dịch 1 theo công văn số 8142/QĐ-BIDV ngày 28/12/2018)

(1) Vớikhoản cấp tíndụng nhỏ hơn hoặcbằng 22 tỷ đồngthì sẽdo Phó giám đốc QLKH trực tiếp đưa ra phánquyết cấp tín dụng cho khoản vay.

(2) Vớicác khoản cấptín dụng nằmtrong khoảng22 tỷ < Giới hạntín dụng < 77 tỷđồng. Saukhi được Phó giám đốc QLKH phêduyệt Báo cáođề xuất cấp tíndụng, bộ phậnQHKH sẽ chuyểntoàn bộ hồ sơsang phòngQLRR 1 để thựchiện thẩm định độc lậpvà trình kết quả thẩm định lên Phó giám đốc QLRR xem xét và đưa ra phán quyết cấp tín dụng phù hợp.

(3) Cáckhoản vay có tổnggiớihạn tíndụng nằm trongkhoảng 77 tỷ< giới hạn cấptín dụng <110 tỷ đồng thìcần phải đưaHội đồng tíndụng cơ sở củaCN Sở giao dịch 1 để đượcphê duyệt Hộiđồng tín dụngcơ sở sẽbao gồm: Giámđốc CN Sở giao dịch 1, các Phó giám đốc QLKH, các trưởng phòng của khối bán buôn, bán lẻ.

(4) Đốivới cáckhoảncấptín dụng> 110 tỷ đồngthì saukhi đã đượcphê duyệt Báocáo đề xuấtcấp tín dụngbởi Hội đồngtín dụng cơsở thì cần trìnhtiếp lên các bản quản lý khách hàng tương ứng tại Hộisở chính để thẩm định và do Ban quản lý rủi ro tín dụng ra quyết định phê duyệt hạn mức cấp tín dụng.

2.3. 2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV - CN Sở giao dịch 1

Để đánh giá công tác tổ chức triển khai hoạt độngQTRRTD tại CN Sở giao dịch 1, tác giá đánh giá dựa trên 4 bước của quy trình quản trị rủi ro tín dụng là: nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

2.3.2.1.Nhận diện rủi ro tín dụng

Trong quy trình rủi ro tín dụng, việc phânloại và đánhgiá khách hànglà rấtquan trọng. Nólà bước đầu tiên trong việcthực hiện QTRRTD tại chinhánh Sở giao dịch 1. Việcphân loại, đánhgiá chính xáckhách hàng từ những thông tin thu thập đượcsẽ hỗ trợ khả năng ra phán quyết tín dụng chính xác và gópphần loại bỏcác yếu tốgây ra rủiro và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ratại Chinhánh. Bộ phậnquan hệ kháchhàng tại CN Sở giao dịch 1 có trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hiện nay, quá trính xét duyệt cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 gồm: thẩm định khoản vay, ra quyết định cho vay, giải ngân và kiểm soát khoản vay.

(1) Thẩm định khoản vay

Đây là bước đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng tại BIDV – CN Sở giao dịch 1 và cũng là bước then chốt mang ý nghĩa quyết định trong toàn bộ công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để thẩm định một khoản vay, bộ phận QHKH sẽ phải thực hiện 4 bước bao gồm: thu thập hồ sơ thông tin khách hàng; phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng; đánh giá

82

khả năng sinh lời của phương án kinh doanh; đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản đảm bảo cho khoản vay.

* Thu thập thông tin và hồ sơ của khách hàng

Trước khithiết lập quanhệ, Cán bộQHKH của cácphòng Bán buôn, Bán lẻ tại CN Sở giao dịch 1 sẽtiếp xúc, nắmbắt nhu cầuvà thu thập cácthông tin vềkhách hàng.Công tác thu thập thông tin không chỉ thông qua những thông tin khách hàng cung cấp mà còn yêu cầu cán bộ QHKH của Chi nhánh phải trực tiếp đi khảo sát thực tếcơ sở sản xuất, văn phòng công ty cũng như về tài sản đảm bảo trước khi lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Hồsơ thông tin của khách hàngtheo quy định của BIDV vàCN Sở giao dịch 1 bao gồm 04loại hồ sơ: hồ sơ pháplý, hồ sơ tàichính, hồ sơđề nghị cấp tíndụng và hồ sơtài sản đảm bảo.

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn tại CN Sở giao dịch 1 thường được tiến hành như sau:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về pháp lý khi khách hàng đến yêu cầu xin vay vốn tại CN Sở giao dịch 1. Hồ sơ bao gồm các thông tin pháp lý và tình hình tài chính của khách hàng.

- Tra cứu thông tin khách hàng trên hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà Nước: Tìm hiểu lịch sử vay nợ tại các TCTD, thông qua đó, cán bộ QHKH sẽ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và ý thức trả nợ vay của khách hàng.

- Tra cứu thông tin của khách hàng trên hệ thống SyronKYC. Đây là hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được BIDV theo quy định của Nhà Nước.

- Tìm kiếm thông tin trên mạng về tài sản đảm bảo. Thông qua việc tìm kiếm các tài sản có tính chất tương tự như TSBĐ của khách hàng, cán bộ QHKH sẽ đưa ra những nhận định đánh giá sơ bộ về giá trị và khả năng thanh khoản của tài sản có đủ để đảm bảo cho toàn bộ hoặc một phần hạn mức cấp tín dụng.

* Phân tích, đánh giá năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Sau khi đã có được những đánh giá sơ bộ về khách hàng, cán bộ QHKH tại Sở giao dịch 1 sẽ tiếp tục đi sâu phân tích năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đây là một trongnhững yếu tố rất được cán bộ QHKH quan tâm và đánh giá chi tiết vì đây là nhân tố quyết định khả

năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Thông qua việc phân tích chi tiết về thông tin và năng lực tài chính, cán bộ QHKH sẽ phát hiện các dấu hiệu cảnh báo khả năng phát sinh rủi ro.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và dấu hiệu không trả được nợ của khách hàng như sau:

Bảng 2.8: Các dấu hiệu cảnh báo sớm và không trả được nợ của khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w