Tối ưu anten

Một phần của tài liệu HD172-17KS_DA_NguyenPhuManh (Trang 46 - 49)

Sử dụng thuật toán tối ưu trong phần mềm CST để tối ưu lại kích thước và khoảng cách giữa các phần tử, sao cho suy hao phản xạ lớn nhất và độ lợi của anten lớn nhất. Kết quả thu được như sau:

Hình 2.11 Suy hao phản xạ của anten sau tối ưu

Từ Hình 2.11, suy hao phản xạ trong dải tần 2,4 ~ 2,5 GHz đã tăng lên đạt 21,7 dB (so với 13 dB trước tối ưu). Dải thông đạt được từ 2,2 ~ 2,65 GHz.

Hình 2.12 Độ lợi của anten sau tối ưu

Sau tối ưu, độ lợi của anten cao nhất đã đạt 8.43 dBi (tăng thêm 1 dB so với trước tối ưu), hiệu suất đã đạt 78%. Kết quả thu được đã rất tốt và không cần thay đổi kích thước và khoảng cách giữa các phần tử.

Nhận thấy búp sóng anten còn tương đối rộng (58°), em quyết định bổ sung một phần tử anten trên cùng PCB tạo thành một mảng anten 1x2. Hai chấn tử anten được ghép với nhau qua mạch ghép công suất hình T với mô hình dưới:

Hình 2.13 Mảng anten 1x2

Sau khi ghép, thực hiện mô phỏng và tối ưu lại các kích thước, em thu được suy hao phản xạ của mảng anten như Hình 2.14 sau:

Hình 2.14 Kết quả mô phỏng suy hao phản xạ của mảng anten 1x2

Từ kết quả mô phỏng Hình 2.14, dải thông của hệ thống đạt 2,05 ~ 2,63 GHz. Suy hao phản xạ trong dải 2,4 ~ 2,5 GHz đạt 20 dB là đạt yêu cầu đề ra.

Hình 2.15 Kết quả mô phỏng đồ thị phương hướng biên độ của mảng anten 1x2

Độ lợi của mảng anten đạt 9,01 dBi. Độ rộng búp sóng chính mức nửa công suất đạt 42°.

Một phần của tài liệu HD172-17KS_DA_NguyenPhuManh (Trang 46 - 49)