Như đã nói ở mục 1.2.1, đặc tính của đồ thị phương hướng biên độ của mảng anten phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số chấn tử, góc dịch pha giữa các chấn tử, khoảng cách giữa các chấn tử. Tổng hợp lại ưu và nhược điểm của các yếu tố, em có bảng sau.
Bảng 2.8 Ưu và nhược điểm khi thay đổi các yếu tố tác động đến mảng anten
Yếu tố Ưu điểm Nhược điểm
Tăng số chấn tử của mảng
- Tăng độ lợi toàn mảng - Thu hẹp búp sóng chính
- Xuất hiện thêm búp sóng phụ - Tăng giá thành và độ phức tạp của hệ thống
Tăng khoảng cách giữa các chấn tử
- Thu hẹp búp sóng chính - Xuất hiện thêm búp sóng phụ - Tăng kích thước mảng
Thay đổi góc dịch pha
- Thay đổi hướng búp sóng chính
- Làm giảm độ lợi của mảng nếu góc quét quá lớn
Như vậy, thay đổi mỗi một yếu tố lại có những ưu, nhược điểm riêng và có tác động tới toàn mảng anten. Do vậy, khi xây dựng mảng anten, em phải cân nhắc đến tất cả các ưu, nhược điểm trên để lựa chọn các thông số như số các chấn tử của mảng, cách sắp xếp các chấn tử trong không gian, khoảng cách giữa các chấn tử. Kết quả cuối cùng là mảng anten 1x4 có mô hình như Hình 2.21, với trục u theo phương vuông góc với mặt đất.
Hình 2.21 Mô hình mảng anten 1x4
Mảng anten bao gồm bốn chấn tử đã xây dựng trong các phần trước, được sắp xếp cách đều nhau một khoảng (tại tần số 2,45 GHz). Kết quả mô phỏng mảng anten có đồ thị phương hướng biên độ trên mặt phẳng song song với mặt đất có dạng như Hình 2.22.
Hình 2.22 Kết quả mô phỏng mảng anten 1x4 trên phần mềm CST
Do chấn tử phát xạ chủ động của mỗi chấn tử anten trong mảng nằm vuông góc với mặt đất, nên mảng anten có phân cực đứng. Tổng hợp lại các thông số của mảng anten sau mô phỏng, em có Bảng 2.9 sau.
Bảng 2.9 Tổng hợp các thông số của mảng anten sau mô phỏng
Thông số Giá trị
Số chấn tử 4
Khoảng cách giữa các chấn tử 92 mm
Độ lợi 15,4 dBi
Độ rộng búp sóng mức nửa công suất 17,1 °
Phân cực Đứng