Những vấn đề tồn tại của lý thuyết tập mờ

Một phần của tài liệu ToanVanLuanAn NCS NguyenDucDu (Trang 47)

Mặc dù hướng nghiên cứu dựa trên lý thuyết tập mờ đã có những thành công nhất định nhưng vẫn tồn tại các vấn đề sau:

- Hầu hết các phương pháp trích rút hệ luật mờ được đề xuất đều sinh các luật mờ dựa trên các phân hoạch mờ với các tập mờ được thiết kế sẵn. Mặc dù có một số kỹ thuật sinh tự động các phân hoạch mờ dựa trên kỹ thuật tính toán hạt (granular computing) và là tiếp cận hiệu chỉnh các tham số của hàm thuộc thích nghi với dữ liệu. Do vậy, các đề xuất theo hướng tiếp cận lý thuyết tập mờ vẫn thiếu một cơ chế hình thức liên kết giữa ngữ nghĩa vốn có của các từ ngôn ngữ với các tập mờ tương ứng của chúng; thiếu một cơ sở hình thức hóa toán học trong thiết kế ngữ nghĩa tính toán dựa trên tập mờ từ ngữ nghĩa vốn có của các từ ngôn ngữ, dẫn đến hệ luật mờ thu được không là kết quả của sự tương tác giữa ngữ nghĩa của các từ ngôn ngữ với dữ liệu.

- Do các tập mờ được thiết kế sẵn, các từ ngôn ngữ được gán cho các tập mờ dựa trên cảm nhận trực giác của người thiết kế và các phân hoạch mờ chủ yếu có dạng đơn thể hạt nên các từ ngôn ngữ không thể hiện được tính khái quát (chung) và tínhđặc tả (riêng) của chúng; bài toán thiết kế các thể hạt (granularity) cho các phân hoạch mờ trên miền các biến ngôn ngữ đảm bảo sự cân bằng giữa tính khái quát và tính đặc tả của các từ ngôn ngữ chưa được đặt ra. Cụ thể, một từ ngôn ngữ

hx được sinh ra từ từ ngôn ngữ x bởi gia tử h có ngữ nghĩa cụ thể hơn x nhưng vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa gốc của x. Ví dụ, từ ngôn ngữ “rất trẻ” được sinh ra từ từ ngôn ngữ “trẻ” bởi gia tử rất có tính đặc tả hơn “trẻ” nhưng vẫn giữ được ngữ nghĩa gốc của “trẻ”. Ta cũng có thể nói rằng “trẻ” có tính khái quát hơn “rất trẻ”. Do đó, trong biểu diễn cấu trúc phân hoạch hay thể hạt mờ phải thể hiện được quan hệ giữa tính khát quát và đặc tả của các từ ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu ToanVanLuanAn NCS NguyenDucDu (Trang 47)