Quá trình hình thành và phát tr in ca công ty ủ

Một phần của tài liệu BCTT_Tuần 13_Nguyễn Thái Tường Vy (Trang 27 - 28)

- Tham gia buổi đánh giá tổng kết quá trình thực tập tại đơn vị thực tập Chỉnh sửa các nội dung còn thiếu sót trong Báo cáo thực tập.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

1.1. Quá trình hình thành và phát tr in ca công ty ủ

Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng

Địa chỉ: Lô G, đường Tạ Quang Bửu, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3771.405 Email : vanphong@drc.com.vn

Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, vào ngày 4/12/1975, Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 340/PTT của Hội đồng Chính phủ, với tên gọi ban đầu là Nhà máy cao su Đà Nẵng thuộc Tổng công ty hóa chất Việt Nam. Đến năm 1993 đổi tên thành Công ty cao su Đà Nẵng theo quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp nặng.

Ngày 10/10/2005, theo Quyết Định số 321/QĐ - TBCN của bộ trưởng bộ công nghiệp, công ty cao su Đà Nẵng được chuyển thành công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.

Ngày 01/01/2006, công ty cổ phần cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 49.000.000.000 đồng.

Với hơn 45 năm trưởng thành và phát triển, Công ty cổ phần cao su Đà nẵng là một trong những doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su, và các quy cách lốp siêu trường siêu trọng phục vụ công trình và mỏ. Quá trình phát triển của công ty có thể được chia làm hai giai đoạn:

*Giai đoạn 1: Trước khi cổ phần hóa (năm 2005)

Công ty là một doanh nghiệp nhà nước thuần túy, còn mang nặng phong cách kế hoạch của Nhà nước. Nhất là thời gian đầu khi mới thành lập, với công nghệ sản xuất lạc hậu chủ yếu công ty chỉ đắp và hấp vỏ ô tô, sản phẩm làm ra được Nhà nước mua. Càng về sau, chuyển mình theo cơ chế thị trường, công ty cũng đã không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng quy mô nhà máy.

*Giai đoạn 2: Từ sau khi cổ phần hóa đến nay

Công ty đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ khi chính thức được lên sàn chứng khoán, thể hiện qua những con số tăng trưởng ấn tượng. Kết hợp với việc Việt nam chính thức gia nhập vào WTO, mở cửa thị trường đã tạo điều kiện phát triển hết

sức thuận lợi cho công ty.

Hiện nay, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng việc di chuyển, xây dựng, mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất cũ vào Khu công nghiệp Liên Chiểu đồng thời xây dựng thêm nhà máy sản xuất lốp radial với công xuất 600.000 lốp mỗi năm dự báo sẽ đem lại bước nhãy vọt cho công ty so với các đối thủ.

Với sự thay đổi, đầu tư đó hiện công ty đang đứng thứ năm toàn ngành hóa chất, đứng thứ hai tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy, đứng thứ nhất tính riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo (thị phần của Công ty đạt khoảng 35%, trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm 15%).

Về mặt chất lượng sản phẩm thì trong những năm qua công ty đã rất nỗ lực để đạt được hai chỉ chứng chỉ chất lượng uy tín là chứng chỉ đạt tiêu chuẩn công nghiệp Nhật bản (JIS) và FMVSS 119 của Mỹ và công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000

Công ty hiện đang cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô lớn như TMT, Trường Hải (KIA), Huyndai – Vinamotor. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên toàn quốc và được xuất khẩu sang 27 nước như: India, Argentina, Hồng kông, Indonesia, Sinhgapore, Brazil,Chile…

Một phần của tài liệu BCTT_Tuần 13_Nguyễn Thái Tường Vy (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w