Xây dựng kế hoạch quản lý mua sắm

Một phần của tài liệu BCTT_Tuần 13_Nguyễn Thái Tường Vy (Trang 39 - 41)

- Tham gia buổi đánh giá tổng kết quá trình thực tập tại đơn vị thực tập Chỉnh sửa các nội dung còn thiếu sót trong Báo cáo thực tập.

1 Báo cáo tài chính của DRC

2.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý mua sắm

Đối tượng mua sắm

TSCĐ nhằm duy trì hoạt động sản xuất của công ty.

Phụ tùng phục vụ việc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng của công ty.

Quy trình hoạch định ngân sách vốn

- Quy trình hoạch định ngân sách hiện tại của công ty được tiến hành theo hai bước đó là thu thập thông tin và lập các ngân sách. Nội dung thông tin thường là dự báo doanh thu và thông tin về chi phí.

+ Dự báo doanh thu: Dự báo doanh thu là cơ sở để lập ngân sách tiêu thụ. Sau đó từ ngân sách tiêu thụ, các bộ phận liên quan lập các ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính.

+ Dự báo các biến số khác: Ngoài doanh thu, các khoản mục chi phí cũng rất quan trọng. Có thể sử dụng các nhân tố đã xem xét khi dự báo doanh thu để dự báo chi phí.

- Phương pháp lập ngân sách: Hiện tại công ty sử dụng phương pháp lập ngân sách từ trên xuống, tất cả các chỉ tiêu để lập ngân sách do hội đồng quản trị ấn định. Mục tiêu cuối cùng cần đạt được trong năm kế hoạch của công ty là lợi nhuận, do đó tất cả các ngân sách được lập đều hướng đến mục tiêu này.

- Bộ phận chịu trách nhiệm chính về công tác hoạch định ngân sách tại công ty là phòng tài chính - kế toán, đứng đầu là kế toán trưởng. Ngoài phòng kế toán chịu trách nhiệm chính, các bộ phận chuyên môn khác trong công ty cũng tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách. Tuy nhiên nội dung công việc chưa được xác định rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân có liên quan.

Quy trình mua sắm

Việc mua sắm TSCĐ của công ty được thực hiện theo quy trình sau:

Đơn vị đề xuất:

Khi một đơn vị có nhu cầu đầu tư, bổ sung TSCĐ thì giám đốc đơn vị sẽ gởi giấy đề xuất bổ sung TSCĐ đến Phòng Kỹ thuật Cơ Năng về việc mua sắm, bổ sung thêm TSCĐ.

Phòng Kỹ Thuật Cơ Năng lập hồ sơ mời thầu:

Khi nhận được đề nghị mua sắm TSCĐ, căn cứ quy mô, tính chất của TSCĐ phòng Kỹ Thuật Cơ Năng tiến hành lập hồ sơ mời thầu như sau:

- Gói thầu dưới 100 triệu: thực hiện báo giá cạnh tranh.

- Gói thầu từ 100 triệu đến dưới 2 tỷ: thực hiện chào hàng cạnh tranh theo quy định số 11/2010/TT-BKH ngày 27/05/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

- Gói thầu từ 2 tỷ trở lên: thực hiện đấu thầu theo thông tư số 05/2010/TT- BKH ngày 10/02/2010 của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.

Tổng Giám Đốc phê duyệt:

- Gói thầu dưới 100 triệu: Tổng Giám Đốc phải phê duyệt trước.

- Gói thầu từ 100 triệu trở lên: Sau khi xem xét các hồ sơ chào giá, hội đồng thường trực giá (Phòng Kỹ Thuật Cơ Năng, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách phòng Kỹ thuật Cơ Năng, Phòng Tài chính Kế toán) xét chọn nhà thầu đạt về kỹ thuật cũng như về giá trình Tổng Giám Đốc phê duyệt, đàm phán và ký kết hợp đồng.

Phòng Tài chính – kế toán lập hồ sơ thanh toán

Toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ phải được giải trình đầy đủ khi thanh toán và được lưu tại Phòng Tài chính - Kế toán.

Một phần của tài liệu BCTT_Tuần 13_Nguyễn Thái Tường Vy (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w