Nội dung quản lý và sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu BCTT_Tuần 13_Nguyễn Thái Tường Vy (Trang 35 - 36)

- Tham gia buổi đánh giá tổng kết quá trình thực tập tại đơn vị thực tập Chỉnh sửa các nội dung còn thiếu sót trong Báo cáo thực tập.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

2.1.4 Nội dung quản lý và sử dụng tài sản cố định

- Nhiều nhà quản lý cho rằng TSCĐ chỉ được quản lý khi đã xuất hiện, song nếu đưa ra quyết định đầu tư TSCĐ sai lầm, mọi công việc quản lý san này không còn ý nghĩa, đặc biệt đối với những đơn vị sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn như doanh nghiệp ngành săm lốp. TSCĐ được quản lý chặt chẽ sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời những yêu cầu trong sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thu hồi hay bảo toàn được giá trị TSCĐ tạo cơ sở đổi mới công nghệ.

Chính vì thế, về lý thuyết, quản lý TSCĐ của doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều công việc cụ thể:

+ Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ: xác định TSCĐ cần đầu tư, lựa chọn cách thức hình thành tài sản, đánh giá hiệu quả tài chính của quyết định đầu tư.

+ Tổ chức quản lý TSCĐ: tiếp nhận, lắp đặt, vận hành TSCĐ, khấu hao TSCĐ, bảo toàn và phát triển TSCĐ, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, thanh lý, thay thế TSCĐ.

+ Kiểm tra, kiểm soát TSCĐ: kiểm tra việc sử dụng tài sản, lập sổ theo dõi, kiểm kê tài sản, định giá TSCĐ.

- Khái niệm: Quản trị tài sản cố định là quá trình theo dõi, tính toán, kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng tài sản cố định đáp ứng mục tiêu nhất định:

+ Khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản. + Thu hồi và bảo tồn vốn đầu tư.

- Trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, đối với những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, TSCĐ thường được mua và sở hữu hoàn toàn. Tuy nhiên, với đặc thù MMTB thi công trong sản xuất có giá rất đắt, trở thành một rào cản lớn đối với khả năng thanh toán, vẫn có một số lượng các công ty không đủ khả năng mua sắm mới, vì vậy thuê tài chính là một biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.

- Quy trình hoạch định ngân sách vốn Bước 1: Các đề xuất về dự án đầu tư

+ Thiết lập mục tiêu: Hội đồng quản trị thường đặt những mục tiêu cụ thể về tỷ suất sinh lời, tốc độ tăng trưởng hoặc quy mô vốn nhất định.

+ Đánh giá môi trường: Các yếu tố chính yếu xem xét như Tổng quan về nền kinh tế, xã hội; Chính sách của nhà nước; Sự thay đổi trong triển vọng tăng trưởng ngành.

+ Đánh giá khả năng doanh nghiệp: Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp; Mô hình SWOT.

Bước 2: Dự đoán dòng tiền Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư Bước 4: Xem xét kết quả của dự án -

- Hiệu quả sử dụng TSCĐ phản ánh trình độ sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí về TSCĐ là thấp nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu kém hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là một trong những biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu BCTT_Tuần 13_Nguyễn Thái Tường Vy (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w