Soạn thảo các tài liệu biên tập cho sản xuất tác phẩm bản đồ và các dạng tài liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình-Bản đồ học-chương 6 pps (Trang 34 - 37)

liệu

Soạn thảo tài liệu biên tập bản đồ và thiết kế bản đồ là 2 quá trình tương hỗ liên quan với nhau. Chúng được thực hiện đồng thời trong thứ tự xác định, khi biên tập viên quyết định các vấn đề về cấu trúc bản đồ, nội dung bản đồ, nguyên tắc tổng quát hoá, công nghệ sản xuất bản đồ.

Thiết kế bản đồ và các giải pháp kỹ thuật trên bản đồ kết hợp với các nguyên tắc biên tập tạo ra tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể.

Tài liệu biên tập được chia làm 2 loại:

+ Tài liệu biên tập chung (cho các loại bản đồ). + Tài liệu biên tập cho sản xuất tờ bản đồ cụ thể.

Tài liệu chung cho biên tập gồm:

- Lý thuyết chung cho sản xuất các dạng, loại bản đồ khác nhau; các hướng dẫn cho in bản đồ, các quy phạm, định mức, bảng ký hiệu quy ước, các hướng dẫn tư liệu kỹ thuật.

- Các thiết kế biên tập kỹ thuật, đề cương cho các tác phẩm bản đồ lớn (Bản đồ nhiều tờ, sêri bản đồ, atlas).

Lý thuyết chung, quy phạm, chỉ dẫn biên tập tạo ra hệ thống thống nhất các tài liệu định mức kỹ thuật và điều hành sản xuất (thí dụ đối với bản đồ địa hình ta thấy rất rõ).

Ngoài ra cho từng cơ sở bản đồ còn có tư liệu hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp với bản thân cơ sở sản xuất. Tư liệu hướng dẫn kỹ thuật này được dùng cho sản xuất các loại bản đồ khác nhau: bản đồ du lịch, bản đồ hành chính – chính trị...

Tài liệu hướng dẫn quan trọng của tác phẩm bản đồ là thiết kế biên tập - kỹ thuật. Đặc điểm chung của chuẩn bị biên tập và soạn thảo đề cương cho sêri bản đồ, atlas là:

- Xác định mục đích, ý nghĩa bản đồ.

- Các thông số chính và đặc tính kỹ thuật của bản đồ (kích thước bản đồ, dung lượng thông tin...).

- Các vấn đề chung về sản xuất bản đồ: cơ sở toán học, tư liệu biên tập bản đồ, nội dung và cấu trúc bản đồ, các phương pháp thể hiện, nguyên tắc tổng quát hoá, hệ thống ký hiệu quy ước, công nghệ thực hiện công việc và các phụ lục.

Biên tập các tác phẩm bản đồ lớn được thực hiện bởi nhóm biên tập, ban biên tập bản đồ. Đứng đầu ban biên tập là chủ biên.

Đề cương và bản thiết kế biên tập kỹ thuật được xem xét tại hội đồng biên tập nhà máy.

Đối với các tác phẩm bản đồ lớn, ban biên tập có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, các nhà bản đồ có uy tín và kinh nghiệm.

Lý lịch bản đồ là tài liệu sản xuất. Nó được hoàn thành cho chuẩn bị công

việc và trong quá trình sản xuất bản đồ ở tất cả các giai đoạn. Lý lịch bản đồ có thể cho biết các chỉ dẫn biên tập kỹ thuật về thành lập tờ bản đồ mới hoàn thành.

Trong đó cần thể hiện các khái niệm cụ thể về các tư liệu bản đồ, các phương pháp và mức độ thể hiện chúng, đặc điểm hoàn thành các loại công việc. Ghi chép tất cả các tư liệu, nguyên liệu dùng để thành lập bản đồ, các bước thử nét và thử màu bản đồ.

Lý lịch bản đồ ghi chép cụ thể người thực hiện công việc, người kiểm tra, người biên tập, ngày tháng thực hiện và hoàn thành công việc.

Sơ đồ biên tập được thành lập trong trường hợp vùng lãnh thổ bản đồ thể

hiện và bản đồ cần thành lập không có các đặc điểm tính chất chung.

Biên tập viên thành lập sơ đồ trên giấy vẽ (60x90 cm). Nội dung của nó gồm các khái niệm về đặc điểm vùng lãnh thổ, các chỉ dẫn thành lập các yếu tố nội dung và các phụ lục. Tài liệu biên tập được soạn thảo không những cho các bản đồ mới làm mà cả với các bản đồ tái bản, in lại.

6.3.3. Đặc điểm tổ chức công tác biên tập

Tổ chức công tác biên tập gắn liền với cấu trúc của các cơ sở sản xuất bản đồ. Ở mỗi xí nghiệp sản xuất bản đồ có những đặc điểm riêng của mình.

Nói chung, lãnh đạo biên tập theo nguyên tắc tập trung, phân chia các công việc cho biên tập viên tương ứng với trình độ, nghĩa vụ của họ.

Các biên tập viên được chia ra làm 3 loại: + Chủ biên.

+ Biên tập viên chính. + Biên tập viên.

Chủ biên – là biên tập viên có trình độ, tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm biên tập nhiều tác phẩm bản đồ lớn. Chủ biên thường chủ trì thiết kế các sêri, atlas bản đồ.

Trong các xí nghiệp sản xuất bản đồ, lãnh đạo công tác biên tập là biên tập viên chính (Phó giám đốc kỹ thuật, quản đốc phân xưởng thành lập bản đồ, giám (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đốc trung tâm biên tập bản đồ). Nghĩa vụ của họ là ký duyệt chất lượng các bản đồ của xí nghiệp sản xuất ra.

Biên tập viên – là người tham gia biên tập một hay một số bản đồ trong tập bản đồ, hay trong từng công đoạn sản xuất bản đồ.

- Để tổ chức tốt, lãnh đạo biên tập cần có kế hoạch rõ ràng. Đề tài, thời hạn hoàn thành công việc được đặt ra trong kế hoạch tháng, quý, năm và dài hơn. Trên cơ sở của kế hoạch này để soạn thảo lịch hoàn thành công việc thành lập tờ bản đồ (lựa chọn công nghệ thành lập bản đồ).

- Về phương diện lãnh đạo biên tập của chủ biên hay biên tập viên chính gồm có các công việc sau:

+ Chuẩn bị lực lượng biên tập viên tham gia biên tập tác phẩm bản đồ. + Tổ chức làm các chỉ dẫn biên tập, các chỉ dẫn kỹ thuật.

+ Tổ chức nâng cao trình độ cho biên tập viên.

Trong sản xuất bản đồ thực tế cho thấy: Các biên tập viên được chuyên môn hoá theo các dạng công tác biên tập. Các biên tập viên được chuyên môn hoá theo vùng lãnh thổ, theo chọn tỷ lệ cho bản đồ, theo dạng bản đồ và đề tài bản đồ. Sự chuyên môn hoá được xác định theo nhiệm vụ của sản xuất.

Chỉ dẫn biên tập của xí nghiệp còn là một dạng hướng dẫn khoa học của các biên tập viên, là tổng kết các kinh nghiệm sản xuất của xí nghiệp.

- Nhiệm vụ mới và nguyên tắc tổ chức công tác biên tập là soạn thảo thứ tự thiết kế biên tập kỹ thuật các bản đồ và atlas. Các thiết kế này có áp dụng các định mức mới, tiêu chuẩn mới phù hợp với công nghệ và thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

6.3.4. Công tác biên tập bản đồ

Một phần của tài liệu Giáo trình-Bản đồ học-chương 6 pps (Trang 34 - 37)