Hiện nay, quyền im lặng khơng được minh thị trong Bộ Luật tố tụng hình sự nhưng cũng khơng cĩ điều khoản nào buộc bị can phải khai báo hay trả lời mọi câu hỏi của điều tra viên, nếu khơng sẽ bị kết tội về việc từ chối trả lời. Mặt khác căn cứ vào Khoản 4, Điều 209 Bộ Luật tố tụng hình sự, qui định về việc hỏi bị cáo tại phiên tịa: “Nếu bị cáo khơng trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiếp tục hỏi những người khác và xem xét vật chứng, tài liệu cĩ liên quan đến vụ án”, cĩ thể thấy rằng nếu bị cáo im lặng thì luật khơng dự liệu bất cứ sự trừng phạt nào cho bị cáo. Như vậy tuy là luật khơng minh thị nhưng bị can, bị cáo cĩ quyền im lặng mà khơng bị trừng phạt. Bị can, bị cáo chỉ cĩ thể bị trừng phạt bởi những tội trạng mà các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được là bị can, bị cáo đã phạm.
Cũng về quyền im lặng này, cĩ một vấn đề cũng cần được nĩi đến đĩ là bị can cĩ quyền im lặng cho đến khi cĩ luật sư tham gia hay khơng. Bộ Luật tố tụng hình sự khơng cĩ qui định nào về vấn đề này nhưng căn cứ Thơng tư 70/2011/TT-BCA, Điều 4:
“Khi giao Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ Quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can theo Quy định tại Điều 48, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự và lập biên bản giao nhận Quyết định. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị tạm giữ, bị can về việc cĩ nhờ người bào chữa hay khơng”.
30