CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.1. Giải pháp đối với Tháp Bà
3.1.2.1. Công tác bảo tồn
Các đền tháp Chăm Pa thường được xây dựng ở những vị trí quan trọng trong liên kết với vùng đô thị, cảng biển, giao thông thuỷ, hoặc thánh địa; trên khu đất cao hơn xung quanh theo hai dạng bố cục chính: dạng thứ nhất gồm 3 tháp đặt liền nhau trên trục Bắc- Nam., dạng thứ hai gồm 1 tháp thờ thần Shiva ở vị trí trung tâm hoặc ở một cao điểm trên trục trung tâm và các tháp khác.Việc nghiên cứu từ góc độ khảo cổ học các dạng tổng thể kiến trúc đền tháp Chăm Pa có thể cho biết tính triết lý kiến trúc, nó mang trong mình những thông tin về tôn giáo, tín ngưỡng.
Đối với các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đặc biệt là đối với đền chùa thì việc giữ lại những nét truyền thống trong kiến trúc là vô cùng quan trọng, nó giúp mang lại cảm giác gần gũi, thân thuộc cho mỗi người khi đến với nơi đó.
Bảo tồn các di tích thông qua hoạt động du lịch không chỉ là trách nhiệm
của các cơ quan hữu quan như Sở văn hóa, Bảo tàng, Ban quản lý di tích mà còn là trách nhiệm của toàn thể nhân dân trong vùng và du khách thập phương, nhằm gìn giữ giá trị đặc sắc của di tích cho thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời đó cũng là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của đội ngũ những người làm du lịch.
Các công trình kiến trúc trong quần thể Tháp Bà đã trải qua hơn nghìn năm và chịu nhiều sự tác động của tự nhiên và con người, của chiến tranh. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Tháp Bà Ponagar đã trải qua một số lần trùng tu tôn tạo. Lần thứ nhất người Pháp tu bổ vào những năm 30 của thế kỷ XX. Dấu ấn rõ nhất của đợt tu bổ này là những chỗ gạch trát xi măng. Sau đó, những năm 90 của thế kỷ XX, chúng ta đã tiếp tục tu bổ để bảo tồn những ngôi tháp cổ. Lần tu bổ gần đây nhất là năm 2010 ở tháp Nam. Sắp tới kế hoạch và công tác bảo tồn khôi phục cụm di tích cần tuân thủ theo quy trình sau:
Nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng (kể cả việc nghiên cứu giám sát và khai quật khảo cổ).
Xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật, dự đoán, thẩm định, phê duyệt, thi công dưới sự giám sát của các nhà chuyên môn và duy trì nhật ký công trình nghiệm thu, hoàn chỉnh hồ sơ di tích tu bổ.
Khi tu bổ di tích phải tôn trọng và giữ gìn bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của di tích, hạn chế tối đa mọi sự thay thế bằng các chất liệu, vật liệu mới, tránh việc sữa chữa, mở rộng thêm các công trình kiến trúc không đồng điệu trong khu di tích.
Khi trùng tu nên có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiệp vụ văn hoá. Đến đây người viết đề xuất việc chỉnh sửa lại những dấu tích sai trong kiến trúc như bỏ tạo hình hồ lô trên đỉnh tháp. Việc trùng tu, tôn tạo lại này thể hiện sự thiếu hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm.
Ngoài công tác bảo tồn và trùng tu tôn tạo trực tiếp ở di tích, cũng cần hướng tới việc bảo vệ môi trường cảnh quan cho khu di tích. Cụ thể cần nghiên cứu phương án quản lý chiều cao các công trình xung quanh Tháp, không cấp phép xây dựng cho những công trình hạn chế tầm nhìn hoặc có chiều cao hơn Tháp, giảm mật độ xây dựng, hạn chế thấp nhất những khối bê tông vây hãm không gian Tháp Bà. Có thể xem xét đề xuất phương án cho xây dựng cao dần từ hướng Tháp Bà nhìn ra biển với quy mô từ 3 đến 7 tầng, đề nghị khống chế chiều cao ở khu vực xung quanh không quá 15 mét để không vượt quá chân Tháp Bà.
Nói theo ý kiến chuyên gia của Kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc, Nguyên giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa: “Công trình đó cần phải bảo tồn thực trạng của nó và bảo tồn cả cảnh quan. Phải nghiên cứu không gian kiến trúc, tầm cao của tất cả các công trình xây dựng gần, xa Tháp Bà, có độ cao nào, hình thức kiến trúc nào để cho nó phù hợp... vẫn bảo tồn được, quản lý cái quy hoạch đó được tốt hơn”.[39]
Chủ các dự án xung quanh Tháp Bà Po Nagar ở thành phố Nha Trang đang có nhu cầu xây dựng các công trình cao tầng để tăng diện tích sử dụng.
Vì vậy, việc quản lý quy hoạch xây dựng xung quanh Tháp Bà Po Nagar cần được tiến hành khẩn trương nhằm tránh tình trạng chuyện đã rồi.
Khai thác các giá trị văn hóa - lịch sử và lễ hội là một trong những xu hướng chính trong phát triển du lịch. Sự phát triển du lịch tạo ra điều kiện cho sự hồi sinh và phát triển của nhiều thực hành văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch cũng làm nảy sinh nhiều thách thức trong việc bảo tồn giá trị văn hóa, du lịch rất dễ biến một số loại hình văn hóa thành hàng hóa vì mục đích kinh tế và việc này đồng thời làm mất đi không gian tâm linh vốn là tinh thần của di sản tồn tại. Khi nguồn lực kinh tế chưa đủ mạnh thì hệ thống di tích, di sản quá nhiều về số lượng, phong phú về loại hình, lại nhiều hư hỏng cần khắc phục sẽ không thể bảo tồn theo cách dàn trải, bình quân, chia đều mà phải chọn lựa, cứu nguy những gì đang có nguy cơ bị biến mất. Cùng với việc tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ giá trị văn hóa cho người dân trong các di tích “sống”, cần phải giúp họ có thể sống, được hưởng lợi từ di tích. Có như thế, người dân mới thật sự coi di tích là của mình, cố gắng giữ gìn, phát huy. Cân bằng, chia sẻ một cách hợp lý lợi ích kinh tế thu được từ du lịch sẽ góp phần huy động sự tham gia chủ động của “cộng đồng chủ nhân” trong bảo tồn di sản cùng với sự phát triển kinh tế. Các công việc quản lý, phát huy giá trị di tích, di sản thường liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, nên cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ. Các cơ quan quản lý di tích, di sản các cấp tích cực trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia ngày càng rộng và sâu vào các hoạt động quốc tế, qua đó có thể tăng cường quảng bá, phát triển du lịch di sản của Việt Nam đối với thế giới. TP. Nha Trang đã có nghị quyết về việc thực hiện tu bổ các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó kinh phí thành phố hỗ trợ 80%, xã hội hóa 20%[40]. Thiết nghĩ đây là một hướng đi đúng đắn, cần tích cực triển khai trong công tác bảo tồn, trùng tu tôn tạo đối với một công trình có ý nghĩa tâm linh đặc biệt không chỉ với người Chăm mà còn với cả người Việt như Tháp