Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Nguyen-Thu-Linh-VH1701 (Trang 57 - 58)

1. Tổng quan về Lễ hội Tháp Bà

2.2.1.7. Nhận xét chung

Giống nhau: qua từng năm thì các khâu chuẩn bị cho lễ hội đều giống nhau

về phần thực hiện nghi lễ. Đây là phần không thể thiếu hoặc cắt bớt được trong nghi thức cúng tế vì như vậy sẽ làm mất đi tính thiêng liêng của lễ hội với không chỉ cộng đồng người Chăm mà với lễ hội nói chung.

Khác nhau:

Năm 2013: đây là năm đánh dấu việc Tháp Bà được Bộ trưởng Bộ Văn

hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (năm 2012) nên Lễ hội được tổ chức rất quy mô và hoành tráng. Năm này, phần thả đèn hoa đăng cũng được tổ chức hoành tráng hơn các năm khác. Hoa đăng được thả tại Khu vực ChamPa Terrace (khu vực ven sông) của KDL ChamPa Island. Tổng cộng có 10.000 hoa đăng nhỏ và 20 hoa đăng lớn. Đồng thời, Khu du lịch ChamPa Island cũng trợ thuyền vịt cho khách ngắm và thả hoa đăng nên đã tạo điều kiện và thu hút một lượng lớn du khách tham gia, qua đó góp phần làm sáng lên hình ảnh của Lễ hội Tháp Bà.

Năm 2014: những năm trước Lễ hội Tháp Bà thu hút được nhiều khách

hành hương tham gia nhưng chủ yếu là đến từ miền Nam Trung Bộ và một số ít đồng bào người Chăm tham dự nhưng năm 2014 đã có 50 đoàn người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm này cũng thu hút đuợc hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan và hành hương, bên cạnh đó Lễ hội cũng đổi mới hơn bằng việc tổ chức những hoạt động của người Việt nhưviết câu đối, tranh chữ…

Năm 2015: Lễ hội năm 2015 về quy mô tổ chức thì lớn hơn nhiều so

bị sẵn hơn 12.000 chiếc đèn hoa đăng để thả xuống sông Cái. Về phần lễ nghi thì không có gì khác biệt so với các năm khác.

Năm 2016: vẫn như mọi năm Lễ hội năm 2016 vẫn đuợc tổ chức quy

mô và các phần lễ và phần hội cũng vẫn được tổ chức như mọi năm, không thấy có gì đổi mới hơn ngoài việc lượng khách du lịch bỗng tăng đột biến trong đó hơn 50% là khách nội địa. Điều đó chứng tỏ Tháp Bà và cả Lễ hội Tháp Bà đang ngày càng được nhiều người quan tâm và biết đến.

Năm 2017: do lượng khách du lịch ngày một tăng cao nên lãnh đạo tỉnh

Khánh Hòa đã thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về việc thu phí đối với khu di tích Tháp Bà Ponagar, từ ngày 1-1-2017, Ban Quản lý di tích Tháp Bà Ponagar đã áp dụng việc miễn phí vé tham quan đối với người dân Khánh Hòa.

Năm 2018: Vì lượng du khách ngày một tăng cao, dự kiến có hơn 100

đoàn khách nên Ban tổ chức còn lắp đặt 1.000m2 nhà tiền chế trong khuôn viên khu di tích để người dân, nhất là đồng bào Chăm có thể thực hiện lễ cúng bái theo tập tục truyền thống. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, khách hành hương và người dân có thể đến khu vực nhà ăn để dùng bữa miễn phí. Ngoài các hoạt động chính diễn ra như mọi năm thì năm 2018 còn có các hoạt động khác của các khách hành hương như: dâng hương, hát văn, múa bóng lễ Mẫu; biểu diễn hát bội…

Một phần của tài liệu Nguyen-Thu-Linh-VH1701 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w