Tăng cường bổ sung các hoạt động trong Lễ hội

Một phần của tài liệu Nguyen-Thu-Linh-VH1701 (Trang 83 - 85)

1. Tổng quan về Lễ hội Tháp Bà

3.2.3. Tăng cường bổ sung các hoạt động trong Lễ hội

Lễ hội Tháp Bà cũng cần tăng cường bổ sung các hoạt động bổ trợ: Các hoạt động văn hóa văn nghệ như múa Chăm, biểu diễn trống Paranưng, cho du khách biểu diễn các trang phục Chăm... Hiện nay, tại Lễ hội Tháp Bà, Ban quản lý đang cho phép sử dụng điệu múa Apsara để trình diễn tới các du khách nhưng thực tế thì điều đó không được phép vì hình ảnh những cô gái

mặc trang phục bó sát người màu sáng và váy sampot, mũ hình các ngọn tháp màu vàng được trang trí vô cùng công phu. Đây là điệu múa cung đình dành cho vua chúa và hoàng tộc Chăm Pa xem chứ không phải được biểu diễn tại nơi linh thiêng như Tháp Bà và tại Lễ hội Tháp Bà. Chính vì vậy, điệu múa này cần phải được hủy bỏ và thay vào đó là những điệu múa dân gian khác thích hợp hơn ở chốn linh thiêng.

Ngoài điệu múa Chăm dân gian, thì ban tổ chức nên bổ sung các điệu múa Chăm khác như Múa chim công. Theo quan niệm của người Chăm, chim công là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn. Vì thế múa Biyen (chim công) luôn có trong các lễ hội, ngày vui của cộng đồng. Đây là điệu múa dân gian đặc sắc và tiêu biểu của nghệ thuật múa Chăm. Hay là điệu Múa đội nước, đến với các làng Chăm, ta có thể bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Chăm, đội thúng lúa từ ruộng lúa về làng, đội buk đi lấy nước ở bến sông. Từ những động tác thực tế trong sinh hoạt lao động ấy, người Chăm đã sáng tạo ra điệu múa "đội nước" (ndoa buk). Cùng với đó có thể kết hợp với tiếng trống Paranưng. Trống Paranưng là nhạc cụ của tộc người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận. Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ. Trống chỉ có một mặt, đường kính khoảng 45 - 50cm, bịt bằng da hoẵng hoặc da dê. Tang trống liền làm từ gỗ lim hoặc gỗ cà chỉ cao khoảng 9cm. Mặt trống được căng bằng hai đai tròn làm từ một đoạn mây song và một hệ thống dây chằng đan chéo nhau để căng mặt trống. Từ giữa tang đến vành phía dưới là những con nêm để căng trống khi bị trùng. Người đánh trống Paranưng được gọi là “ông thầy vỗ”, vì khi diễn tấu, trống được đặt ở trước bụng, rồi sử dụng các ngón của hai bàn tay vỗ (chứ không dùng dùi) vào những vị trí khác nhau trên mặt trống tạo các âm có màu sắc: tìn, tin, tắc. Khi kết hợp tiếng trống với các điệu múa sẽ tạo nên những âm thanh sống động.

Bên cạnh đó ban tổ chức cũng có thể cho phép mở (dựng tạm trong dịp lễ hội) những ki ốt cho thuê những trang phục của người Chăm để du khách có thể thỏa mãn tâm lý muốn tìm hiểu về văn hóa của người dân tộc nơi đây

mình, được trải nghiệm những phong tục tập quán, những lễ nghi mà không một nơi nào khác có….Ngoài ra ngay tại nơi diễn ra lễ hội nên có những gian hàng để bày bán những vật phẩm lưu niệm để du khách có thể mang về làm quà cho gia đình như là: tranh cát, các sản phẩm nghệ thuật từ gốm hoặc từ vỏ sò …..

Một phần của tài liệu Nguyen-Thu-Linh-VH1701 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w