4 1 1 Đặc điểm về tuổi và giới
*Tuổi
Qua nghiên cứu 400 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi 60 - 69 chiếm 45% Kết quả của chúng tôi giống một số tác giả về độ tuổi gặp nhiều nhất từ 61 - 69 tuổi như Nguyễn Tiến Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tuổi trung bình là 67,04 ± 3,5 Một số nghiên cứu khác của Đào Thị Dừa, Lê Hoàng Bảo cũng cho kết quả tương tự [1], [10], [11] Đây là những nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu được điều trị nội trú trong các bệnh viện Do đó bệnh thường ở giai đoạn muộn, nhiều biến chứng nên độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu thường cao hơn so với các nghiên cứu ở cộng đồng hoặc bệnh nhân ngoại trú như nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường, Vũ Văn Long… thấy nhóm tuổi 50 - 59 chiếm đa số [6], [20] Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống các tác giả trong nước là lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là trên 50 tuổi Theo nghiên cứu của WHO lứa tuổi trên 70 có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường gấp 3 đến 4 lần tỷ lệ đái tháo đường chung ở người lớn [2]
* Giới tính
Đa số các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về tỷ lệ giới tính mắc bệnh đái tháo đường typ 2 do đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau Ngoài ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân bố giới tính trong
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có điểm chung là sự khác biệt giữa giới tính và bệnh đái tháo đường không có ý nghĩa thống kê
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở nữ cao hơn so với nam Một số nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự như: điều tra của tác giả Nguyễn Thu Minh nữ 54,8% và nam 45,2%; Nguyễn Hoài Mãnh nữ 52%, nam 48%; Nguyễn Tiến Dũng nữ 58%, nam 42% [11], [22], [24] Ngược lại một số tác giả nghiên cứu thấy nam cao hơn nữ [15], [59] Như vậy với các thiết kế nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu khác nhau thì các kết quả về tỷ lệ bệnh theo giới có sự khác nhau
4 1 2 Đặc điểm về thể trạng
Béo phì là là một yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá và đái tháo đường, thường gặp ở các nước phát triển Các nước đang phát triển như Việt Nam tỷ lệ béo phì chưa cao Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ thừa cân-béo phì nói chung là 43,1% Bệnh nhân có thể trạng trung bình chiếm phần lớn 52,8%
Kết quả này phù hợp với nhiều tác giả trong nước Có lẽ do yếu tố chủng tộc Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Bình Định BMI là 22,54 ± 2,68 trong đó thể trạng trung bình chiếm 61%, Trần Thị Anh Đào nghiên cứu tại bệnh viện 108, BMI là 23,87 ± 2,01; thể trạng trung bình 58% [7], [12]
Với các nghiên cứu nước ngoài cũng có tỷ lệ khác nhau do yếu tố chủng tộc, địa dư, điều kiện sống, thời gian khác nhau Tác giả Luis Manzano và cộng sự thấy tỷ lệ béo phì độ 2 tới 27,6%; Hilal B Al Safar và cộng sự cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm tới 59,3% [49], [57]
Béo bụng hoặc béo tạng có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa đó là ĐTĐ typ 2, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid Theo Ahmet k Bozkurt thì béo bụng và tăng cân sau tuổi 25 dự báo tăng nguy cơ mắc ĐTĐ [33] Đặc điểm đa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có
béo trung tâm được nhiều tác giả trong nước đề cập đến như Trần Trọng Lam, Đào Thị Dừa [10], [19]
Nghiên cứu ở người cao tuổi Nhật Bản, Kyoichiro Tsuchiya thấy ĐTĐ ở lứa tuổi này có tỷ lệ quá cân, béo phì, đặc biệt béo trung tâm cao Chu vi vòng hông lớn hơn chu vi vòng eo được cho rằng có liên quan đến giảm tỷ lệ ĐTĐ typ 2 trong nghiên cứu của Conway B và cộng sự tại Thượng Hải Trung Quốc [55]
Trong nghiên cứu của chúng tôi thể trạng béo trung tâm gặp tỷ lệ rất cao chiếm 83,3% trong đó nữ cao hơn nam, sự khác biệt về tỷ lệ béo trung tâm có ý nghĩa thống kê giữa hai giới Có kết quả này có lẽ do độ tuổi càng cao thì khối cơ ngày càng giảm, tỷ lệ mỡ gia tăng do biến đổi sinh lý, thêm vào đó người bệnh ĐTĐ càng cao tuổi càng ít hoạt động hoặc không hoạt động thể lực vì mệt mỏi và biến chứng của bệnh Béo phì là yếu tố nguy cơ tim mạch nói chung và đặc biệt trên bênh nhân ĐTĐ thầy thuốc lâm sàng cần phải lưu ý để kiểm soát tốt đa yếu tố ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
4 1 3 Thời gian phát hiện bệnh
Do ĐTĐ typ 2 diễn biến âm ỉ nên thời gian phát hiện bệnh có thể không được tính một cách chính xác mà phụ thuộc vào mức độ chăm sóc y tế của từng cá nhân, nhiều bệnh nhân do khám bệnh tình cờ phát hiện ĐTĐ typ 2 Vì thế thời gian phát hiện bệnh có thể chưa thực sự được phản ánh đúng tuổi bệnh Trong nghiên cứu này thời gian phát hiện ĐTĐ được tính bằng năm bắt đầu từ thời điểm được chẩn đoán xác định là bệnh nhân bị mắc ĐTĐ Qua thống kê chúng tôi thấy tỷ lệ phát hiện bệnh dưới 1 năm là 9,4% Trong thực thế người ta cũng thấy nhiều trường hợp đái tháo đường điển hình bị bỏ sót do không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu, thầy thuốc và bệnh nhân
Thời gian phát hiện bệnh chủ yếu từ 1 đến 5 năm được ghi nhận trong một số nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như vậy Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chức thì bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 5 năm chiếm đến 63,4% [5] Đỗ Trung Quân nghiên cứu trên 1370 bệnh nhân thấy thời gian mắc bệnh đái tháo đường typ 2 từ 1 đến 5 năm chiếm 51,9% [29] Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh trên 5 năm
cũng chiếm tỷ lệ đáng kể Điều này cho thấy bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi nếu tuân thủ điều trị tốt, kiểm soát tốt đa yếu tố thì sẽ hạn chế được nhiều biến chứng, có cuộc sống sinh hoạt bình thường như người không có ĐTĐ
4 1 4 Tỷ lệ tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể là bệnh độc lập đi kèm với đái tháo đường hoặc là biến chứng của bệnh đái tháo đường Tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường gấp 2 lần so với người bình thường Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu, khoảng 30 đến 70% biến chứng đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý của tăng huyết áp [38]
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tăng huyết áp là 72,8% Các tác giả trong nước có nhiều kết quả khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là chiếm tỷ lệ cao, thường trên 40% như nghiên cứu của Nguyễn Hoài Mãnh là 76,6%; Vũ Văn Long là 67,8%; Đoàn Văn Đệ là 59,6% [8], [20], [22]
Rama prakasha và cộng sự nghiên cứu trên 2200 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (2012) thấy 71% bệnh nhân có THA [66] Nghiên cứu của Premnijan p Singh có tới 74% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có THA, Mark A Espeland nghiên cứu trên 5140 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tỷ lệ THA chiếm 84,2% [60], [64]
Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy mặc dù bệnh nhân được quản lý điều trị ngoại trú đề đặn thường xuyên, tuân thủ điều trị tốt nhưng tăng huyết áp vẫn gặp tỷ lệ cao trong nhóm nghiên cứu Do vậy thầy thuốc cần chú ý hơn
nữa về công tác tư vấn tuyên truyền giáo dục về chế độ ăn, chế độ luyện tập song song với việc tuân thủ thuốc điều trị
4 1 5 Triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Các tổn thương do biến chứng thần kinh ngoại vi đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tổn thương do biến
chứng mạch máu Kết quả của những công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm tế bào học của sợi thần kinh bị tổn thương do đái tháo đường cho thấy có sự mất myelin của tế bào swhann cùng với hiện tượng thoái hóa của tế bào sợi trục Tổn thương thần kinh có thể xuất hiện ngay tại thời điểm phát hiện đái tháo đường và tăng lên theo thời gian mắc bệnh Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi
Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt không điển hình trong khi các triệu chứng của biến chứng lại chiếm ưu thế Qua nghiên cứu chúng tôi thấy các triệu chứng của BĐMCD như tê bì tay chân, đau cách hồi, loét bàn chân hoặc hoại tử bàn chân, mất mạch mu chân và chày sau, sờ thấy chi lạnh gặp với tỷ lệ lần lượt là 73,9%; 42%; 1,3%; 1%; 0% Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân cũng được một số tác giả khác đề cập trong nghiên cứu gần đây như Nguyễn Tiến Dũng quan sát ở 190 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 người cao tuổi tại Hà Nội thấy tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng tê bì tay chân 56,5%; đau cách hồi 23,7%; hoại tử bàn chân 1%; sờ thấy chi lạnh 2,6%; mất mạch mu chân 2%; loét bàn chân 4,5% [11] Nghiên cứu của Nguyễn Thu Minh thấy đa số bệnh ĐTĐ typ 2 có triệu chứng tê bì hai chân 51,4% [24]
Các triệu chứng lâm sàng do biến chứng mạch máu như loét hoại tử bàn chân, sờ thấy chi lạnh, mất mạch mu chân, chày sau của bệnh gặp trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với nghiên cứu trên, có thấp hơn
Có thể do mẫu nghiên cứu chọn ở nhóm người bệnh điều trị ngoại trú, khi đa số bệnh nhân được kiểm soát glucose máu ở mức tốt và chấp nhận được thì các triêu chứng trên được khống chế
4 1 6 Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu:
Glucose máu lúc đói và HbA1c
Qua thống kê, phân tích chúng tôi thấy hàm lượng glucose máu trung bình là 7,7 ± 2,9 HbA1c trung bình là 7,62 ± 1,03 Giá trị trung bình của glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong nghiên cứu của Đào Thị Dừa là 12,58 ± 5,52mmol/l, HbA1c trung bình 9,79 ± 2,13%; Võ Bảo Dũng là 10,80 ± 3,65mmol/l và 9,54 ± 2,39%; Nguyễn Hữu Chức là 12,6 ± 6,1mmol/l và 9,26 ± 2,16% [5], [12], [10] Nghiên cứu 2025 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại Nhật Bản, Kyoichiro Tsuchiya và cộng sự báo cáo nồng độ trung bình của glucose máu lúc đói là 9,1 ± 3,56mmol/l và HbA1c trung bình 9,1 ± 2,1% Nghiên cứu của Rabia K và cộng sự là 10,1 ± 3,88mmol/l và 8,38 ± 8,12% [55], [65]
Sở dĩ mức glucose máu và HbA1c trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trên là do sự khác nhau giữa cách chọn đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhóm bệnh nhân điều trị ngoại trú nên kiểm soát đường máu tương đối ổn định, các nghiên cứu trên tiến hành trên bệnh nhân ngoại trú khi bệnh nhân có glucose máu quá cao hoặc do các biến chứng của bệnh nên bệnh nhân mới vào viện
Tuy hàm lượng trung bình của glucose, HbA1c ở mức chấp nhận được nhưng tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá ở mức kiểm soát kém vẫn còn cao Tại thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có glucose máu ở mức kém chiếm 48,5%, HbA1c ở mức kém chiếm 40% Kết quả này cho thấy mức kiểm soát đường huyết lúc đói là tương đối cao HbA1c ở mức kém gặp tỷ lệ khá cao đã phản ánh mức đường huyết sau ăn không ổn định của nhóm nghiên cứu Về mức HbA1c, tương tự như nghiên cứu của chúng tôi, Mark A Espeland có kết
quả glucose máu ở mức kiểm soát kém là 53,3%; Bruce W Fisher M là 52,1% [37], [60]
Nhìn lại tuy các kết quả nghiên cứu có khác nhau giữa các vùng, các nước nhưng có một đặc điểm chung là bệnh nhân đái tháo đường typ 2 kiểm soát đường huyết ở mức kém vẫn còn cao
Xét nghiệm các thành phần Lipid máu
ĐTĐ typ 2 và rối loạn chuyển hoá lipid nằm trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hoá, ĐTĐ typ 2 có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn chuyển hoá lipid hoặc có thể độc lập Nghiên cứu về chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ được nhiều tác giả quan tâm Nhìn chung các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao Nghiên cứu Vũ Thị Hà Ninh nghiên cứu trên 58 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tăng TG là 83,9%; tăng LDL-C là 61,3%; giảm HDL-C là 41,8%; tăng CT là 39% [28] Mai Văn Điển thông báo tỷ lệ triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C bệnh lý lần lượt là 67%; 49,5%; 12,1%; 42,9% [9]
Nghiên cứu của chúng tôi hàm lượng triglycerid máu trung bình là 2,84 ± 1,86mmol/l, tỷ lệ bệnh lý 33,8% thấp hơn một số nghiên cứu trong và ngoài nước Tỷ lệ này trong nghiên cứu của một số tác giả như Nguyễn Hữu Chức là 52,4%; Võ Bảo Dũng là 2,85 ± 1,88mmol/l và chiếm 41,8% [5], [12] Một số tác giả nước ngoài thấy tỷ lệ tăng triglycerid ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chiếm từ 30 đến trên 50% [51], [52] Tác giả Luis Manzano và cộng sự
nghiên cứu trên 493 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy tỷ lệ triglycerid bệnh lý là 7,9 ± 1,45 mmol/l, Rabia K thông báo tỷ lệ này là 1,739 ± 0,90mmol/l [57]
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi hàm lượng cholesterol toàn phần là 4,66 ± 1,68mmol/l Tỷ lệ cholesterol bệnh lý là 37% Kết quả này tương tự
Dũng là 5,53 ± 1,17mmol/l, Nguyễn Kim Lương là 5,28 ± 1,19mmol/l [12], [21] Một nghiên cứu của Baron M A và cộng sự nghiên cứu trên 2240 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy tỷ lệ cholesterol bệnh lý là 36,7% [35]
Hàm lượng HDL-C trung bình trong nghiên cứu là 1,27 ± 0,83mmol/l, tỷ lệ vượt ngưỡng bệnh lý là 19,3% Kết quả này giống một số nghiên cứu khác: Võ Bảo Dũng là 1,50 ± 0,34mmol/l [12] Rabia K và cộng sự là 21%, Luis Manzano và cộng sự là 21,7% [57], [65] Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn nhiều tác giả trong và ngoài nước khác
Nghiên cứu của chúng tôi hàm lượng LDL-C trung bình 2,69 ±
0,25mmol/l, nhóm bệnh lý 27,3% Tỷ lệ này cũng giống một số nghiên cứu của các tác giả trong nước khác như Nguyễn Hữu Chức 2,59 ± 0,25mmol/l, nhóm bệnh lý 25,6%; Nguyễn Thu Minh là 24,2 % [5], [24] Trên thế giới một số tác giả cũng cho tỷ lệ tương tự như Kravos A và cộng sự thấy tỷ lệ LDL-C bệnh lý ở người cao tuổi ĐTĐ typ 2 là 21,3%; Luis Manzano và cộng sự cho thấy tỷ lệ này cao hơn khoảng 41% [53], [57]
Như vậy, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các kết quả nghiên cứu có khác nhau giữa các vùng các nước nhưng có một đặc điểm chung là bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có mức độ kiểm soát lipid máu kém cụ thể là triglycerid và cholesterol chiếm tỷ lệ cao gợi ý cho chúng tôi về vấn đề tuân thủ chế độ dinh dưỡng, chế độ thuốc của người ĐTĐ trong nhóm nghiên cứu