1.2.2.1. Chi phí thuế TNDN hiện hành.
Theo Điều 17, Thông tư 151/2014/TT-BTC, “căn cứ kết quả SXKD, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; DN không phải nộp tờ khai thuế TNDN
tạm tính hàng quý”18. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế TNDN hiện hành. Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải
ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải
nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN
phải nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải
nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót. Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
1.2.2.2. Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế TNDN.
17 Theo Điều 95, Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp số 200/2014/TT-BTC ban hành
ngày 22/12/2014
18 Theo Điều 17, Thông tư 151/2014/TT -BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP
ngày
01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.
22 Ke toán không được phản ánh vào tài khoản này TS thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp
vào vốn chủ sở hữu.
Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
1.2.3. Phương pháp và căn cứ tính thuế TNDN.19
Thu nhập chịu
Trong đó:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Các khoản chi phí được trừ là những khoản chi phí đáp ứng đủ các điều kiện
sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN;
19 Theo Chương 2 - Thuế TNDN (Đề cương môn học Kế toán tài chính 2) của khoa Kế toán Kiểm
toán, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; + Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT), khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt.
- Các khoản thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế:
+ Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản
thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của DN;
+ Các khoản thu nhập khác sẽ được kế toán xác định tuân theo các văn bản hướng dẫn thuế quy định từng thời điểm cụ thể.
1.2.4. Kế toán chi phí thuế TNDN.
1.2.4.1. Quy định chung về kế toán thuế TNDN.
Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC, hàng quý DN phải tạm tính thuế TNDN và
tạm nộp số thuế này vào ngân sách, cuối năm DN thực hiện quyết toán thuế TNDN, tính số thuế phải nộp trong năm20 và xử lý như sau:
- Nếu số thuế TNDN phải nộp lớn hơn tổng số thuế tạm nộp, DN phải nộp thêm số thuế còn thiếu.
- Nếu số thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn tổng số thuế tạm nộp, thì số thuế nộp thừa sẽ được chuyển sang cấn trừ ở kỳ tính thuế sau.
1.2.4.2. Tài khoản sử dụng.
TK 821 - Chi phí thuế TNDN có 2 TK cấp 2: - TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành; - TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại. TK 821 không có số dư cuối kỳ.
20 Theo Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.
TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm;
Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại;
Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện
hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm;
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại;
Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh;
Sơ đồ 1.3: Kết cấu TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả;
Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại;
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 phát sinh trong kỳ
vào bên Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh;
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận TS thuế TNDN hoãn lại;
Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 phát sinh trong kỳ vào bên
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh;
Sơ đồ 1.4: Kết cấu TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 1.2.4.3. Phương pháp kế toán.
• Chiphí thuế TNDN hiện hành
- Hàng quý, kế toán phản ánh số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 - Thuế TNDN
- Khi nộp thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước: Nợ TK 3334 - Thuế TNDN
Có TK 111, 112...
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ khai
quyết toán thuế hoặc số thế do cơ quan Thuế thông báo phải nộp:
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế TNDN hiện hành còn phải nộp:
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 - Thuế TNDN
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 3334 - Thuế TNDN
Có TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến thuế TNDN phải
nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng hoặc giảm số thuế TNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+ Trường hợp thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 - Thuế TNDN
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm: Nợ TK 3334 - Thuế TNDN
Có TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành: + TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành + TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có: Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
• Chiphí thuế TNDN hoãn lại
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN
hoãn lại phải trả:
Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập TS thuế
TNDN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 243 - TS thuế TNDN hoãn lại - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
+ Số chênh lệch giữa TS thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn TS
thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm: Nợ TK 243 - TS thuế TNDN hoãn lại
Có TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
+ Số chênh lệch giữa TS thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn TS
thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm: Nợ TK 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả
Có TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có của TK 8212:
+ Trường hợp số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại + Trường hợp số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
1.3. Các sai phạm trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ảnhhưởng đến chi phí thuế TNDN. hưởng đến chi phí thuế TNDN.
Đối với KTTL và CKTTL đòi hỏi kế toán viên phải hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất có thể. Tuy nhiên, các sai phạm vẫn có thể xuất hiện, một cách ngẫu nhiên hay cố ý. Đây là một trong những
nguyên nhân gây xuất hiện chênh lệch khi tính toán các chi phí được trừ, làm sai lệch
kết quả tính toán chi phí thuế TNDN.
1.3.1. Các sai phạm do vướng mắc liên quan đến pháp lý.
Sự cập nhật liên tục các chính sách và chế độ kế toán ở Việt Nam là nguyên nhân chính yếu gây ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng vào công việc kế toán hàng ngày. Việc không cập nhật kịp thời hay hiểu sai các quy định, hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan dẫn đến khả năng sai sót cao trong quá
trình hạch toán. Một số vấn đề liên quan đến pháp lý mà DN có thể mắc phải trong công tác KTTL và CKTTL là:
- Chưa cập nhật những quy định mới về tính thuế, bảo hiểm cho nhân viên. - Nhầm lẫn giữa hợp đồng dịch vụ với hợp đồng lao động khi tuyển dụng cộng
tác viên.
- Các khoản tiền thưởng, phụ cấp không được quy định rõ trong HĐLĐ, thỏa
ước lao động tập thể hay các văn bản mang tính chất pháp lý tương tự.
- Chưa cập nhật mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng phù hợp.
- Không thực hiện ký kết hợp đồng lao động đối với NLĐ mang tính chất thời
vụ, cộng tác viên.
1.3.2. Các sai phạm do yếu kém trong xử lý nghiệp vụ.
Yếu kém trong xử lý nghiệp vụ kế toán của nhân viên cũng là một trong các nguyên nhân gây ra những sai sót khi hạch toán lương và CKTTL.
về chứng từ
- Các chứng từ ghi chép không đúng mẫu, không đúng quy định, thiếu các yếu
tố cần thiết (ngày phát sinh, nội dung kinh tế, số tiền, chữ ký...).
- Các khoản chi lớn hơn 200.000 đồng không có hóa đơn tài chính kèm theo. - Các chứng từ gốc kèm theo chưa đảm bảo tính logic về mặt thời gian.
về cách hạch toán
- Ghi nhận vào chi phí lương và CKTTL đối với các khoản chi không phục vụ
mục đích SXKD như chi khen thưởng nhân viên, chi cho các hoạt động cá nhân của ban lãnh đạo DN.
- Các khoản chi cho nhân viên như công tác phí, chi làm thêm giờ, chi trả lương nhưng không kèm theo các chứng từ gốc chứng minh tính pháp lý.
1.3.3. Các sai phạm có mục đích.
Bên cạnh những sai phạm kể trên, sai phạm có mục đích là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc tính toán sai các chi phí được trừ. Không ít DN chưa có ý thức tuân thủ pháp luật kinh doanh đã và đang thực hiện các hành vi gian lận trong công tác KTTL và CKTTL nhằm tăng chi phí, góp phần giảm bớt thuế TNDN phải nộp. Một số gian lận phổ biến gồm:
Tạo hồ sơ, danh sách nhân viên ảo
Có hai cách phổ biến để tạo hồ sơ, danh sách nhân viên ảo. Đó là lập hồ sơ lao
động giả và tính lương cho các nhân viên đã nghỉ việc.
- Lập hồ sơ lao động giả: DN lợi dụng nhu cầu tìm việc làm tốt lương cao của
NLĐ bằng cách đăng các tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn. Sau khi nhận được các bộ hồ sơ xin việc gốc, DN sẽ kết thúc đợt tuyển dụng mà không nhận một nhân viên nào. Những bộ hồ sơ này là căn cứ để DN lập các HĐLĐ “ảo”, nhằm gia tăng chi phí tiền lương, góp phần làm tăng chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Tính lương cho các nhân viên đã nghỉ việc: Đây là thủ thuật nhằm làm tăng chi phí lương phải trả cho nhân viên thông qua việc hạch toán lương khống cho các nhân viên đã nghỉ việc. Với các bộ hồ sơ nhân viên và HĐLĐ hợp pháp, DN chỉ cần không cập nhật tình hình biến động thực tế của nhân viên thì rất khó để cơ quan Thuế
phát hiện gian lận này.
• Tạo chức danh khống cho những người không trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệ tạo các HĐLĐ khống cho người thân trong gia đình hay ghi nhận
thêm các chức danh kiêm nhiệm cho những thành viên trong ban Điều hành, ban Quản trị với mức lương cao hơn so với thực tế để đẩy tiền lương lên cao rất nhiều so với mức thực trả cho NLĐ.
Ghi nhận sai giờ làm
Ghi nhận khống số giờ làm của nhân viên là một trong những cách dễ dàng nhất để ghi tăng chi phí tiền lương cho DN. Lợi dụng tâm lý chung của các lao động phổ thông là không quá chú ý đến các ghi chép và phép tính phức tạp trong bản lương,
DN thực hiện ghi tăng giờ làm, trong khi vẫn thanh toán tiền lương cho NLĐ dựa trên
số giờ làm thực tế. Phần chênh lệch đó giúp DN nâng cao chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
• Chiphí cho nhân viên mà không có chứng từ gốc kèm theo hoặc các chứng từ kèm theo không đầy đủ
Việc DN hạch toán các chi phí không đúng quy định như chi phí nghỉ mát, thưởng Tết cho nhân viên mà không được quy định trong HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể hay các văn bản pháp lý tương đương khiến việc xác định chi phí trở nên khó khăn khi giải trình với cơ quan Thuế. Bên cạnh đó, việc DN cố ý đưa các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài không phục vụ mục đích SXKD như tiền đi lại, xăng xe, ăn