Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG đã xây dựng một quy trình đánh giá trên excel (toolkit) dành riêng cho việc tính và kiểm tra độ chính xác của chi phí thuế
TNDN và các vấn đề liên quan. Trong bài khóa luận này, tác giả chỉ đề cập đến một bộ phận của toolkit, dùng để tính toán lại và đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN tại công ty khách hàng.
Quy trình đánh giá các sai phạm trong KTTL và CKTTL ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN tại công ty khách hàng bao gồm các bước sau:
• Bước 1: Tiếp nhận và xử lý cơ bản đối với dữ liệu thô nhận được từ khách hàng.
Đối với dữ liệu về khoản tiền lương và các khoản trích theo lương chi trả trong
kỳ tính thuế TNDN nhận được từ khách hàng, tùy thuộc vào phương pháp kế toán và quy định riêng của mỗi công ty mà sẽ có các cách trình bày khác nhau. Để thuận tiện cho việc lọc và sử dụng số liệu, các trợ lý tư vấn thuế cần tập hợp số liệu thành một file duy nhất, xử lý các định dạng không cần thiết và hệ thống hóa thông tin hữu dụng.
KPMG yêu cầu công ty khách hàng cung cấp các chứng từ kế toán và các dữ liệu liên quan đến KTTL và CKTTL trong năm tính thuế của công ty, bao gồm sổ kế toán chi tiết các tài khoản liên quan đến KTTL và CKTTL, bảng chi tiết lương nhân viên trong năm tính thuế, các văn bản quy định về phúc lợi của CNV, v.v.
39 Đánh giá sơ bộ dữ liệu
Tập hợp thành 1 file tống, loại bỏ các sô liệu không cân thiết.
thể điều kiện được hưởng và mức lương được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: 22 - HĐLĐ;
- Thỏa ước lao động tập thể;
- Quy chế tài chính của công ty, tổng công ty, tập đoàn;
- Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đôc, Giám đôc quy định theo quy chế tài chính của công ty, tổng công ty.
22 Theo Thông tư 25/2018/TT-BTC về hướng dẫn nghị định sô 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của chính phủ và sửa đổi, bổ sung một sô điều của Thông tư sô 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư sô 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính ban hành ngày 16/03/2018
Để hạn chế việc phải nộp những khoản phạt Thuế cao không đáng có, cũng như tối đa hóa lợi ích của công ty khách hàng, KPMG yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ quy định về tiền lương và phúc lợi của CNV như ở trên. Sau đó, các trợ lý tư vấn thuế sẽ tổng hợp các thông tin được công ty cung cấp, phục vụ cho mục đích tính thuế TNDN.
• Bước 3: Xác định một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN.
Theo Khoản 2.30, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện về thuế TNDN thì “Tổng số chi có tính chất phúc lợi được quy định tại thông tư nàu không quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN”23. Dựa theo dữ liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty khách hàng, các trợ lý sẽ xác định một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN. Từ đó giúp DN xác định đúng số tiền tối đa có thể chi cho chi phí có tính chất phúc lợi.
Một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN được
KPMG phân thành hai loại dựa trên cách tính lương căn bản được quy định trong HĐLĐ của CNV tại công ty khách hàng là tổng thu nhập đã bao gồm CKTTL, thuế thu nhập cá nhân và các khoản phụ cấp hợp lệ khác (lương gross) hay mức lương thực
tế chưa bao gồm các khoản nêu trên (lương net). Việc xác định lương gross hay lương
net là căn cứ để xác định chính xác khoản chi phí có tính chất phúc lợi tối đa mà công
ty khách hàng có thể được trừ khi tính thuế TNDN.
KPMG thực hiện tính toán một tháng lương bình quân của công ty khách hàng
bằng cách lấy trung bình cộng của 12 tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN.
23 Theo Khoản 2.30, Điều 4, Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định
số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC NGÀY 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
Lương mỗi giờ làm = Tổng tiền lương làm thêm giờ / Tổng số giờ làm
thêm trong năm thêm trong
năm
Tiền lương trả cho số
giờ làm thêm vượt quá
200 giờ
= Tổng số giờ làm thêm - 200 x Lương mỗi giờ làm thêm
Một tháng lương thực tế thực hiện trong năm tính thuế của DN bằng tổng các khoản sau:
- Lương cơ bản của CNV Việt Nam và nước ngoài (nếu có); - Lương tháng 13 (nếu có);
- Lương làm thêm giờ;
- Lương khi làm việc vào ngày nghỉ;
- Thuế thu nhập cá nhân (nếu lương cơ bản của CNV là mức lương thực tế); - CKTTL (nếu lương cơ bản của CNV là mức lương thực tế);
- Các khoản phụ cấp khác.
• Bước 4: Tổng hợp chi phí phúc lợi thực tế chi ra trong năm tính thuế của
DN chi tiết theo từng CNV.
Các khoản chi phí có tính chất phúc lợi của công ty khách hàng sẽ được các trợ lý phân loại vào các tài khoản chi phí thích hợp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Ở bước này, các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ, không được quy định trong các hồ sơ được yêu cầu ở bước 2 sẽ được đánh dấu và loại bỏ khỏi chi phí được trừ khi xác định chi phí thuế TNDN.
Bước 5: Tổng hợp chi phí thanh toán lương làm thêm giờ.
Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật
Lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi thì “Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương” 24. Khi tổng hợp chi phí lương làm thêm giờ, các trợ lý sẽ loại bỏ các chi phí
trả cho khoản thời gian vượt quá số giờ quy định (trên 200 giờ đối với các DN không
tổ chức làm thêm giờ và trên 300 giờ đối với các DN tổ chức làm thêm giờ).
Dựa trên tổng thời gian làm thêm giờ và tổng tiền lương làm thêm giờ trong năm của từng CNV, KPMG thực hiện tính toán các chỉ tiêu sau cho từng CNV:
24 Theo điểm b, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ
luật
Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động ban hành ngày 10/05/2013.
42 Đối với lương mỗi giờ làm thêm:
Đối với tiền lương DN trả cho số giờ làm thêm vượt quá 200 giờ (tương tự đối với số giờ làm thêm vượt quá 300 giờ):
Tiền lương trả cho số giờ làm thêm từ 201 đến 300 giờ: Tiền lương trả cho số
giờ làm thêm từ 201 đến 300 giờ
Tiền lương trả cho số giờ làm thêm vượt quá 200
giờ
Tiền lương trả cho số giờ làm thêm vượt quá 300
giờ
• Bước 6: Tổng hợp các sai phạm của công ty khách hàng và giải trình với
khách hàng trong buổi làm việc trực tiếp.
Đây là bước tổng hợp các sai phạm phát sinh trong quá trình xác định chi phí thuế TNDN của công ty khách hàng. Tuy nhiên, do việc xác định chi phí lương và các phúc lợi của công ty khách hàng hoàn toàn được dựa vào sự mô tả bản chất chi phí mà công ty khách hàng cung cấp, trường hợp KPMG xác định chưa đúng bản chất
chi phí có khả năng xảy ra. Việc gặp mặt và giải trình với khách hàng giúp công ty xác định một cách chính xác các khoản chi phí được trừ, cũng như đưa ra các số liệu tính toán và kiến nghị tốt nhất cho công ty khách hàng.
• Bước 7: Dựa vào các thông tin được cung cấp từ khách hàng để xác định
số thuế TNDN mà công ty khách hàng cần chi trả và đưa ra các kiến nghị cụ thể cho các sai phạm.
Dựa vào quy trình đánh giá ở trên, KPMG sẽ tính toán lại chi phí doanh nghiệp
cần bỏ ra để nộp thuế TNDN trong năm tính thuế, cũng như đưa ra các kiến nghị cụ
thể cho các sai phạm phát sinh trong quá trình tính toán chi phí lương và các khoản trích theo lương của công ty khách hàng.