Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 014 ảnh hưởng của cơ cấu lao động đến tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán việt nam, giai đoạn 2000 2019 (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔHÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Tìm kiếm các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về cùng vấn đề nghiên cứu với khóa luận. Sau đó, nghiên cứu kết quả và mô hình của các bài viết đó rồi từ đó xây dựng các mô hình cho khóa luận.

Bước nghiên cứu các tài liệu tham khảo là bước rất quan trọng để có thể biết rằng trong quá khứ đã có nghiên cứu nào có nội dung về đề tài có liên quan hay có điểm tương đồng với đề tài mà khóa luận đang nghiên cứu. Dựa vào các bài viết đã tìm được, khóa luận có thể dựa trên cắn cứ đó để tổng hợp ra những ưu điểm và nhược điểm của các nghiên cứu trước đây. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra những phương pháp và mô hình phù hợp, bên cạnh đó có thể phát hiện được những lỗ hổng mà các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trước đó còn chưa đề cập tới để đưa ra các biến phù hợp cho đề tài của khóa luận.

Bước 2: Nghiên cứu, kiểm định nhân tố ảnh hưởng

Hình 3. 1: Các bước nghiên cứu

Xác định vấn đề, phạm vi, đưa ra phương pháp ∖___-___-____ -

Đầu tiên cần xác định được vấn đề, phạm vi của đề tài nghiên cứu. Đưa ra phương pháp và định hướng cho mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, tìm kiếm các bài viết có cùng chủ đề của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến CCLĐ, TTKT và TTCK

Dựa trên những nghiên cứu tìm được kết hợp với kiến thức của bản thân để phân tích, đánh giá các nhân tố CCLĐ. Từ đó xây dựng mô hình tác động đối với TTKT và TTCK.

Thực hiện phân tích số liệu dựa trên việc sử dụng phần mềm Stata. Đưa ra kết quả phân tích từ mô hình về mối quan hệ đã nghiên cứu

Bước 3: Đưa ra khuyến nghị của khóa luận dựa trên kết quả phân tích từ mô hình 3.2. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến cùng với phương pháp bình quân tối thiểu (OLS) và xử lí dữ liệu thu thập được thông qua phần mềm Stata. Bài nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố tác động đến yếu tố tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán bao gồm: tỷ lệ tham gia LLLĐ trên cả nước, tỷ lệ nữ giới tham gia LLLĐ, tỷ lệ lao động thuộc khu vực nông thôn, tỷ lệ người lao động trẻ thuộc nhóm tuổi 15-24, tỷ lệ lao động thuộc TPKT nhà nước, tỷ lệ lao động thuộc TPKT có vốn ĐTNN, tỷ lệ lao động trong vị thế tự làm, tỷ lệ lao động trong vị thế làm chủ sở hữu lao động, tỷ lệ lạm phát và cung tiền M2.

Mô hình được sử dụng trong khóa luận là mô hình hồi quy đa biến. Đây là mô hình được các bài viết, bài nghiên cứu sử dụng rộng rãi để đánh giá tác động giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình đề ra. Mô hình trên được với mục đích làm rõ sự tác động giữa các biến độc lập (10 biến) và 2 biến phụ thuộc là biến TTKT (đánh giá dựa trên GDP) và biến TTCK (đánh giá dựa trên VN - Index). Từ đó, khóa luận sẽ phân tích mức độ tác động sự và sự tương quan của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong hồi quy tuyến tính đa biến yêu cầu các biến độc lập được đưa ra và các biến phụ thuộc phải có mối quan hệ tuyến tính, đồng thời các biến độc lập này không được có sự tương quan với nhau. Mô hình hồi quy đa biến có thể giúp cho bài nghiên cứu kiểm định các giả thuyết đưa ra dựa trên cơ sở lí luận một cách chính xác, kiểm tra mối liên quan của các biến độc lập lên 2 biến phụ thuộc bằng kiểm định tự tương quan (Correlation). Dựa trên cơ sở: nếu các biến có sự tương quan lẫn nhau thì khi một trong só những biến đó thay đổi sẽ làm cho các biến phụ thuộc thay đổi theo.

Trong số các mô hình có công dụng ước lượng tham số thì mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) được các nhà nghiên cứu sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi nhất. Ngoài ra phương pháp này cũng thể hiện được sự tin cậy về ý nghĩa khi thực hiện phân tích số liệu. Dựa vào nghiên cứu, để tìm ra được mối quan hệ

giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì xây dựng phương trình hồi quy là căn cứ để thông qua đó, khóa luận sẽ đánh giá được sự ảnh hưởng của các biến về cơ cấu lao động đến phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán. Sau khi xác định được mô hình nghiên cứu thì trong phần tiếp theo bài nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định về ý nghĩa và hệ số của các biến tương ứng được tính trong phương trình đã xây dựng ở trên cho mỗi giả thuyết bằng kiểm định tự tương quan.

Một phần của tài liệu 014 ảnh hưởng của cơ cấu lao động đến tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán việt nam, giai đoạn 2000 2019 (Trang 46 - 49)