- Vườn quốc gia thuộc vùng đất thấp của Nam Tây Nguyên với hệ thống sông - suối gồm các dòng Ðắk Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, Ðắk Sa, Ðắk Ka và suối Ðắk K'me.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở vị trí độc đáo, là nơi giao lưu với 4 khu hệ có nguồn gốc địa lý khác nhau: hệ Mianmar - Ấn Độ, hệ Malaysia - Indonesia, hệ Trung Hoa - Hymalaya và hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa. Vườn vừa bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho hồ chứa nước của các công trình thủy điện Thác Mơ và Cần Đơn vừa phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường. Trong rừng Bù Gia Mập còn có di tích lịch sửđiểm cuối đường ống dẫn dầu chạy dọc đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.
- Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi có chức năng bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã và nguồn dược liệu quý hiếm để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
25
Ngoài ra, vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là rừng phòng hộ đầu nguồn đảm bảo nguồn nước cho những hồ chứa của thủy điện Sork Phu Miêng, Cần Đơn, Thác Mơ.
Ðặc biệt, nơi đây còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh với nhiều loài cây thuộc họ dầu và cây gỗ quý hiếm như cNm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc và hàng trăm giống cây dùng làm thuốc. Bên cạnh đó, đây còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như gấu chó, báo gấm, sói lửa, bò tót, bò rừng, gà tiền mặt đỏ, gấu ngựa, voi, chà và chân đen. Do còn mang đậm nét hoang sơ của rừng nguyên sinh với rừng dầu rụng lá theo mùa, rừng lồ ô xen cây gỗ, nên vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi cư trú lý tưởng của nhiều loại động vật thuộc bộ linh trưởng như khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, voọc ngũ sắc, voọc xám.
26
Theo kết quả nghiên cứu gần đây, vườn quốc gia Bù Gia Mập là một trong hai vườn quốc gia của Việt Nam (vườn quốc gia Yok Don) nằm trong Vùng sinh thái Rừng Khô trung tâm Đông Dương của hạ lưu sông Mekong và thuộc hành lang ưu tiên bảo tồn của Tiểu vùng Mekong.
Qua các cuộc hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Bù Gia Mập và khu vực giáp ranh tỉnh Đắc Nông, các chuyên gia nghiên cứu đa dạng sinh học trong và ngoài nước cho biết, vườn quốc gia Bù Gia Mập hứa hẹn sẽ là một trung tâm đa dạng sinh học của Khu vực và trên thế giới, bởi nó nằm ở vùng chuyển tiếp giữa Tây
27
Nguyên xuống vùng đồng bằng Đông Nam Bộ. Vì thế, đa dạng sinh học nơi đây vừa mang tính đặc trưng của khu vưc Tây Nguyên, vừa mang tính đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Cho nên, nơi đây có thể có nhiều loài mới nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì vậy, rất cần một chính sách hợp lí để hài hòa giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên trong cộng đồng bản địa và việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
3.1.3. Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái
Hiện nay, với trên 20 dòng suối, thác nước lớn nhỏ chạy quanh vườn như thác Đăk Mai, thác Sông Bé, thác Lưu Ly và nhiều hang động như hang Nai, hang Dơi, vườn quốc gia Bù Gia Mập đang là một địa chỉ du lịch sinh thái rất hấp dẫn cho những du khách thích thể thao mạo hiểm và khám phá thiên nhiên hoang dã.
Ngoài giá trị cảnh quan, sinh thái, vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là khu di tích lịch sử quan trọng về thời kì kháng chiến chống Mỹ, bởi chính tại nơi đây, địa danh Bù Gia Mập đã đi vào lịch sử với nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân miền Ðông Nam Bộ.
Dạo chơi giữa những tán rừng nguyên sinh của vườn quốc gia Bù Gia Mập, chúng tôi cảm nhận được không khí mát lạnh nhưđang tỏa ra từ những cành cây, ngọn lá. Thoảng đâu đó trong khu rừng, tiếng một chú khướu cất lên lảnh lót làm vang động cả núi rừng yên tĩnh. Đó là một cảm giác rất thú vị dành riêng cho mỗi du khách khi đến với vườn quốc gia Bù Gia Mập vào những ngày hè này.
Thác Đắk Mai - điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Vườn quốc gia Bù Gia Mập
28
3.2.1. Những mối đe dọa trực tiếp
Theo báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn và kế hoạch quản lý điều hành Vườn quốc gia Bù Gia Mập của Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, hiện nay có 6 đe dọa trực tiếp đến tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn đó là:
(1) Săn bắt động vật hoang dã; (2) Khai thác gỗ trái phép; (3) Lửa rừng; (4) Thu hái LSNG và củi; (5) Phát triển cơ sở hạ tầng; (6) Thả rông gia súc.
Trong đó, đe dọa nghiêm trọng nhất là săn bắt động vật hoang dã do người dân địa phương thực hiện để tiêu dung và bán cho các nhà hàng, các tụ điểm buôn bán tại địa phương.
Tiếp đến là các đe dọa khác như khai thác gỗ trái phép: Các tác động khai thác lâm sản trái phép khu vực giáp ranh giữa Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và tỉnh Đắk Nông những năm trước đây, các loài cây gỗ quí hiếm như gõ đỏ, cNm lai, giáng hương bị khai thác, mặc dù số lượng ít, tuy nhiên các loài thực vật này có giá trị đa dạng rất cao, cây có đường kính lớn, tầng tán cao, song những tác động này sẽ làm ảnh hưởng đến sinh cảng sống của của nhiều loài động thực vật.
Xâm lấn đất rừng làm nông nghiệp: Khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia đặc biệt là phía tỉnh Bình Phước một diện tích nằm sát Vườn Quốc gia đã bị khai thác quá mức để sản xuất nông nghiệp, kéo theo sự định cư của con người làm thu hẹp sinh cảnh
29
sống của các loài động, thực vật. Chia cắt sinh cảnh: Việc xây dựng con đường tuần tra biên giới đi xuyên qua VQG đã làm mất một diện tích rừng đáng kể, đặc biệt làm cản trở sự di chuyển của nhiều loài động vật như Vượn đen má vàng, chà vá chân đen, voi, bò tót từ phía Vườn Quốc gia sang rừng Campuchia. Điều này làm cho các loài động vật rừng dễ bị tổn thương khi sinh cảnh bị chia cắt hoặc thu hẹp.
3.2.2. Đe dọa gián tiếp đến đa dạng sinh học VQG Bù Gia Mập
Đời sống còn nhiều khó khăn cũng như tập quán dùng lâm sản ngoài gỗ của đồng bào dẫn đến số lượng người dân vào khai thác lâm sản ngoài gỗ như lá nhíp, măng tre, quả rừng, nấm, săn bắt bẫy bắt các loài động vật rừng cao có thể làm xáo trộn đời sống, tác động sinh cảnh, đời sống của các loài động, thực vật rừng. Tiếng ồn do hoạt động giao thông qua đường tuần tra biên giới cũng như đường từ trung tâm VQG đi Quảng Trực (đường ĐT 741) qua Trạm Kiểm lâm số 2 gây ảnh hưởng đến đời sống của một số loài động vật như các loài chim, linh trưởng, bò sát, ếch nhái.
30
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHN MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ, BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP
Từ việc đánh giá các mối đe dọa trực tiếp và dán tiếp đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tác giảđề xuât một số biện pháp để bảo tồn sinh cảnh sống cho các loài động, thực vật như sau:
4.1. Bảo vệ sinh cảnh Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
- Tăng cường công tác tuần tra chặn đứng nạn khai thác lâm sản, săn bắn động vật hoang dã vùng giáp ranh VQG Bù Gia Mập.
- Vùng đệm của Vườn bị khai thác rừng quá mức để sản xuất nông nghiệp nên dừng ngay việc khai thác và nghiêm cấm xây dựng các công trình nhà cửa, tránh việc di dân vào vùng đệm. Thiết lập một giải rừng vành đai phía Nam của Vườn có chiều rộng từ 200 m trở lên. Hạn chế người, phương tiện đi lại trên tuyến đường tuần tra biên giới, cần nghiên cứu khoảng cách để xây dựng các cầu nối xanh để, các đường cống sinh học để các loài động vật rừng có thể di chuyển qua lại từ VQG Bù Gia Mập sang phía Campuchi và ngược lại.
- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích đối với người dân sống gần rừng ở phân khu phục hồi sinh thái để giảm sự tác khai thác lâm sản ngoài gỗ vào khu vực phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nơi có tính đa dạng sinh học cao.
4.2. Biện pháp tuần tra bảo vệ thực thi pháp luật
- Tăng cường tuần tra các điểm nóng:
Khu vực giáp ranh với Đắc Nông nơi có địa hình phức tạp, nơi địa bàn giáp ranh giữa 2 tỉnh nên vấn đề quản lý việc khai thác lâm sản trái phép và săn bắn động vật hoang dã rất khó khăn. Do vậy, cần tổ chức các đợt tuần tra ở những khu vực này một
31
cách thường xuyên nhằm gia tăng sự hiện diện của lực lượng kiểm lâm, lực lượng khoán bảo vệ rừng, tháo dỡ các loại bẫy thú, kiểm soát sung săn. Cần có sự phối hợp tuần tra với kiểm lâm phía tỉnh Đắc Nông nhằm đảm bảo hiệu quả do kiểm lâm VQG không thể xử lý trong trường hợp lâm tặc chạy ra khỏi lâm phần của VQG. Hoạt động tuần tra cần có sự tham gia của người dân nhằm khuyến khích họ bảo vệ tài nguyên rừng, nâng cao nhận thức và góp phần tăng thu nhập. Từ đó người dân sẽ thấy rõ lợi ích của họ gắn liền với sự tồn tại của VQG.
- Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ
- Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm về kỹ năng tuần tra, sử dụng các loại máy móc thiết bị trong công tác ghi nhận, giám sát đa dạng sinh học.
- Tăng cường về quân số trong lực lượng kiểm lâm, trang thiết bị vũ khi, công cụ hỗ trợđảm bảo trấn áp các hành vi xâm nhập rừng, khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã.
- Xử lý triệt để nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác bảo vệ rừng. Đặc biệt là các vụ vi phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm đến mức truy tố hình sự
- Làm tốt công tác xã hội hóa nghề rừng, vận động các cộng đồng dân cư cùng tham gia bảo vệ rừng, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
4.3. Đề xuất mở rộng diện tích VQG, thành lập Khu bảo tồn xuyên biên giới
Với diện tích sinh cảnh trong VQG Bù Gia Mập như hiện nay khó có thể đảm bảo sự tồn tại lâu dài về sinh cảnh cho các loài động vật, dặc biệt là các loài thú lớn có
32
phạm vi hoạt động rộng như voi, hổ, bò tót …, mặt khác, các tác động tiêu cực đến đời sống của các loài động vật đôi khi không được kiểm soát chặt chẽ. Nhằm gia tăng diện tích bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là các loài thú lớn, cần thiết phải mở rộng VQG đến những vùng rừng lân cận (rừng phòng hộ Đắk Mai). Về phía Đắc Nông, cần thiết phải thành lập Khu bảo tồn ở khu vực giáp ranh với VQG Bù Gia Mập đểđảm bảo sự liên tục của sinh cảnh cũng như giảm thiểu các tác động của con người. Ngoài khu rừng giáp ranh về phía đất bạn Cam Pu Chia, hiện có Khu bảo tồn Seima có diện tích rất lớn. Các nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) cho thấy mật độ đa dạng khu vực này rất cao, là nơi sinh sống của hổ, voi, bò tót và chà vá chân đen, vượn đen má vàng là những loài có tầm quan trọng toàn cầu. Do vậy, cần thiết phải xây dựng khu bảo tồn xuyên biên giới nhằm phối hợp một cách hiệu quả các hoạt động tuần tra bảo vệ và nghiên cứu khoa học cũng như tranh thủ sựủng hộ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức phi chính phủ như WCS và CI. Việc mở rộng diện tích Vườn quốc gia và thành lập khu bảo tồn xuyên biên giới cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước như Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Khu Bảo tồn thiên nhiên Seima, Viện Điều tra qui hoạch rừng, Các Viện nghiên cứu, Cục Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành liên quan. các cơ quan nước bạn, tổ chức phi chính phủ WCS, CI.
4.4. Biện pháp cải tạo sinh cảnh ở những khu vực bị rừng suy thoái
Cần xác định những khu vực sinh cảnh bị suy thoái nhằm tiến hành việc cải tạo sinh cảnh một cách chủ động. Hoạt động cải tạo sinh cảnh có thể thực hiện bằng việc trồng các loài cây làm thức ăn cho các loài động vật rừng, tạo lập các bãi thức ăn để tăng cường thức ăn cho các loài động vật, đặc biệt là các loài thú móng guốc và nhiều loài động vật khác như Si, Da, Trường, Chôm chôm rừng, Bứa…Chất lượng sinh cảnh tăng sẽ tăng sức chứa của sinh cảnh, đảm bảo sự tồn tại của loài động vật một cách lâu dài.
33
4.5. Nghiên cứu điều tra, giám sát và bảo tồn đa dạng sinh học
Cần tiếp tục điều tra, thu thập đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập hàng năm để khẳng định tính đa dạng ở khu vực này, nhằm có các biện pháp cụ thể cho từng nhóm loài.
Xây dựng các dự án điều tra số lượng quần thể, phân bố của một số loài động thực vật quí, hiếm, quan trọng như voi, chà vá chân đen, bò tót, gõ đỏ, cNm lai, giáng hương, vên vên, trầm hương… để thiết lập biện pháp bảo vệ các loài này tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến tuyệt chủng. Tập trung nghiên cứu tập tính sinh thái của một số loài quan trọng quý hiếm để có các biện pháp bảo tồn cụ thể cho từng loài.
4.6. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
Vùng đệm Vườn Quốc gia là vùng đặc biệt khó khăn, đời sống, điều kiện dân sinh kinh tế thấp, nhận thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học còn rất hạn chế, các tập tục địa phương ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học như sử dụng các loài động vật hoang dã làm thức ăn, làm cảnh, dược liệu…khai thác, sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ không khoa học. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cần được thực hiện hàng năm, bằng nhiều hình thức trên tất cả các đối tượng, nhất là học sinh, thế hệ tương lai của đất nước và bộ độ biên phòng là lực lượng đóng trong rừng.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akca, 2000. Forest inventory. Institute of forest management and Yield Sciences, University of Göttingen, Germany.191p.
2. Alder & Synnott, 1992. Permanet sample plot techniques for mixed
tropical forest. Tropical forest paper 25.
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi Trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi Trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
5. Đặng Văn Sơn, 2009. Tài nguyên thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò
đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo Khoa học về Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ III. Nxb Nông Nghiệp.
6. Đặng Văn Sơn, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009. Thành phần loài thực vật cây thân
gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí
Khoa học Lâm nghiệp, số 1, 2009, tr831-836.
7. Đoàn Cảnh và cộng sự., 1997. Điều tra đánh giá về sinh thái, tài nguyên và
môi trường Khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập. Báo cáo khoa học.